Thứ Năm, 11/09/2014 10:45

Đề xuất thành lập tổ công tác xử lý phụ phí vận tải biển

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, hiện có hơn 10 loại phụ phí khác nhau mà DN XNK phải trả cho các hãng tàu, trong đó có nhiều loại hết sức vô lý gây thiệt hại lớn cho DN. Chính vì thế, các cơ quan chức năng cần có biện pháp để giải quyết triệt để tình trạng nhức nhối này.

* Phụ phí... “trời ơi”

Cục Hàng hải Việt Nam sẽ có những biện pháp xử lý vấn đề phụ phí.

Đây chính là nội dung của hội nghị họp bàn về việc thu phụ phí của các hãng tàu nước ngoài đối với DN XNK Việt Nam do Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì được tổ chức vào chiều ngày 10-9-2014. Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), Tổng cục Hải quan và đại diện các DN, Hiệp hội.

Theo ông Trịnh Thế Cường, Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải (Cục Hàng hải Việt Nam), hiện nay Việt Nam có khoảng 40 hãng tàu biển nước ngoài đang hoạt động, đảm nhận 88% hàng hóa XNK, trong đó đảm nhận gần 100% hàng hóa XK đóng container đi các thị trường lớn. Bên cạnh đó, giá các loại phụ phí của các hãng tàu nước ngoài tăng theo từng năm với mức tăng khoảng 20%/năm.

Còn theo báo cáo của Hiệp hội Da giày Việt Nam, tiền phụ phí chiếm 1% kim ngạch XNK ngành da giày, vào khoảng 110 triệu USD. Đây là chi phí rất lớn khi mà các loại hàng hóa khác cũng phải chịu mức phí tương đương.

Đại diện các cơ quan chức năng, Hiệp hội và DN trong hội nghị đều nhận định, vấn đề phụ phí được đề cập từ lâu và đã kiến nghị một số giải pháp nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện hiệu quả. Đặc biệt, hiện vẫn chưa có một cơ quan quản lý chính thức và cơ chế kiểm tra giám sát của Nhà nước đối với vấn đề này.

Ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, Cục Hảng hải Việt Nam đã nhận được nhiều đơn kiến nghị của DN về vấn đề này nhưng thực chất cơ quan nào đứng ra xử lý vẫn chưa rõ ràng, "Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam hay là Cục Hàng hải Việt Nam?"

Trước vấn đề này, Cục Hàng hải Việt Nam chính thức nhận trách nhiệm đứng ra xử lý vấn đề này và sẽ thực hiện ngay các phương án giải quyết dứt điểm, tránh gây phiền hà cho DN.

Do đó, Cục Hàng hải Việt Nam đã đưa ra đề xuất thành lập Tổ công tác với nhiệm vụ rà soát cụ thể, kiểm tra, giám sát việc thu và nộp các loại phí. Các thành phần tham gia Tổ công tác bao gồm: Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Cục Quản lý giá, Tổng cục Thuế, Tổng Cục Hải quan, VCCI, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam và đội ngũ chuyên gia. Dự kiến, Tổ công tác sẽ được thành lập ngay trong tháng 9-2014.

Cùng với đó, Cục Hàng hải Việt Nam còn tiếp tục đề xuất bỏ các loại phí vô lý, đồng thời, điều tiết giảm các phụ phí khác. 3 loại phí đề xuất bỏ ngay gồm: phí vệ sinh container, phí sửa chữa container, phí đặt cọc container lạnh.

Đây thực sự là một tín hiệu vui cho các DN XNK về vấn đề phụ phí tàu biển, khi mà trước đó, vào tháng 8-2014, sau chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam đã gửi công văn yêu cầu ngừng thu phí tắc nghẽn hàng hóa tại cảng và phí nâng hạ container. Đến nay, cơ bản tất cả các hãng tàu nước ngoài đã thực hiện nghiêm túc.

Hương Dịu

hải quan

Các tin tức khác

>   Đề nghị xem lại mức thuế nhập khẩu thực phẩm bổ sung (11/09/2014)

>   Hàng vạn người đặt mua iPhone 6 tại Việt Nam (11/09/2014)

>   8 tháng, số vụ khiếu nại của người tiêu dùng tăng gấp 3 lần (11/09/2014)

>   Tây Ninh không cho phép Fico vận chuyển đá vôi ra ngoài tỉnh (11/09/2014)

>   Quản lý không phải để gây khó (11/09/2014)

>   Dòng vốn FDI 2014: Cuộc đua 2 ông lớn (11/09/2014)

>   Thép xây dựng tồn kho không đáng ngại (10/09/2014)

>   Tiêu thụ ô tô tháng 8 tăng gần 60% so cùng kỳ (10/09/2014)

>   FMC, HSG được hải quan chính thức công nhận doanh nghiệp ưu tiên (10/09/2014)

>   Doanh nghiệp Việt đặt điều kiện với Samsung? (10/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật