Thứ Năm, 11/09/2014 09:42

8 tháng, số vụ khiếu nại của người tiêu dùng tăng gấp 3 lần

Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), chỉ trong 8 tháng đầu năm nay, Cục này đã tiếp nhận và xử lý 790 vụ khiếu nại của người tiêu dùng, tăng hơn gấp 3 lần so với cả năm 2013 (năm ngoái có 215 vụ khiếu nại).

Trong ảnh là nạp tiền VietPay tự động tại BIDV. VietPay bị khiếu nại nhiều
trong những tháng đầu năm

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, các vụ khiếu nại năm nay rất đa dạng, từ những sản phẩm đặc biệt có giá trị lớn như bất động sản, phương tiện vận tải, đến sản phẩm có giá trị nhỏ như hàng hóa, dịch vụ thường ngày, giáo dục, giải trí…

Trong các lĩnh vực hàng hóa bị khiếu nại thì viễn thông – truyền hình chiếm tỷ lệ lớn nhất với 585 khiếu nại (chiếm 74% tổng số).

Đa số các nhóm hàng hóa còn lại đều nằm dưới mức 10% như hàng hóa, dịch vụ thường ngày; điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng; bất động sản, nhà ở; phương tiện vận tải; y tế; dịch vụ tài chính, ngân hàng và nhóm hàng hóa khác. Và đặc biệt, một số nhóm nằm ở tỷ lệ dưới 1% bao gồm du lịch; giáo dục, giải trí; năng lượng, môi trường; máy tính...

Theo số liệu thống kê, tình hình khiếu nại của người tiêu dùng tập trung nhiều trong 4 tháng đầu năm. Trong thời gian này, trung bình mỗi tháng Cục tiếp nhận và xử lý trên 100 vụ khiếu nại. Đặc biệt, tháng 2-2014, Cục tiếp nhận đến 205 vụ khiếu nại từ người tiêu dùng.

Đáng chú ý là số vụ khiếu nại của người tiêu dùng trong 4 tháng đầu năm chủ yếu tập trung vào Công ty Cổ phần thanh toán điện tử Việt (Công ty Vietpay) với tổng giá trị tranh chấp lên đến hàng tỉ đồng. Công ty này chuyên cung cấp SIM điện thoại đa năng.

Trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 8 qua, số khiếu nại ít hơn nhưng trung bình cũng có vụ 50 khiếu nại/tháng.

Trong các phương thức tiếp nhận khiếu nại, thì Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng (calling center qua số điện thoại 04.39387846) là kênh tiếp nhận nhiều vụ khiếu nại nhất với số lượng là 647 cuộc gọi đến (chiếm gần 82% tổng số vụ khiếu nại). Sau đó là điện thoại cố định (04.22205022) với tỷ lệ 10,3%. Khiếu nại trực tiếp trên website bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chiếm 5,4% và khiếu nại qua đường văn thư (bưu điện) chỉ chiếm 2,5% tổng số khiếu nại.

"Hầu hết các vụ việc đều được Cục tư vấn, giải quyết thỏa đáng hoặc chuyển cho các cơ quan, đơn vị khác đủ thẩm quyền giải quyết," báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh nêu rõ.

Để đảm bảo quyền lợi trong các giao dịch, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo người tiêu dùng chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan, phát hiện các hành vi có dấu hiệu vi phạm và chủ động bảo vệ quyền lợi của chính mình thông qua việc sử dụng các phương thức tiếp nhận và xử lý khiếu nại tại các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hùng Lê

tbktsg

Các tin tức khác

>   Tây Ninh không cho phép Fico vận chuyển đá vôi ra ngoài tỉnh (11/09/2014)

>   Quản lý không phải để gây khó (11/09/2014)

>   Dòng vốn FDI 2014: Cuộc đua 2 ông lớn (11/09/2014)

>   Thép xây dựng tồn kho không đáng ngại (10/09/2014)

>   Tiêu thụ ô tô tháng 8 tăng gần 60% so cùng kỳ (10/09/2014)

>   FMC, HSG được hải quan chính thức công nhận doanh nghiệp ưu tiên (10/09/2014)

>   Doanh nghiệp Việt đặt điều kiện với Samsung? (10/09/2014)

>   Hàn Quốc coi Việt Nam là địa bàn đầu tư chiến lược (09/09/2014)

>   Doanh nghiệp Việt chưa tận dụng được lợi thế từ các FTA (09/09/2014)

>   Cần hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả hơn (09/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật