Thứ Tư, 10/09/2014 08:11

Doanh nghiệp Việt đặt điều kiện với Samsung?

Trong số 170 linh kiện Samsung ra đầu bài sản phẩm điện thoại thông minh, nếu cam kết mua và tạo lộ trình thì DN Việt Nam có thể làm được, nhưng....

Câu chuyện thị trường khó để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thỏa mãn trong khi bắt đầu cuộc chơi công nghiệp hỗ trợ với điểm xuất phát quá thấp còn Samsung lại đang lên kế hoạch sản xuất GalaxyS4 và Tab7 cùng với hàng loạt thiết bị thông minh khác.

Nếu Samsung thực sự thiện chí..

Trước thông tin doanh nghiệp Việt lắc đầu với 170 linh kiện Samsung đưa ra, ông Đào Phan Long tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam phản bác: "Không phải không tham gia được mà Việt Nam muốn làm thì phải có thời gian chuẩn bị máy móc, thiết bị, công nghệ. Họ đưa cho mình mấy cái ốc vít nhỏ li ti, hay như vài vỏ hộp, viền… còn lại mạch là họ tự làm.

Nói doanh nghiệp Việt không làm được không đúng mà chỉ là chưa làm thôi. Trong thời buổi mở cửa kinh tế này nếu họ ký hợp đồng dài hạn với các doanh nghiệp ở trong nước mà không nhập thêm ở Trung Quốc hay Thái Lan về chắc chắn DN Việt Nam làm được ngay".

Tuy nhiên ông Long cho rằng cần lắm sự thiện chí, thực lòng Samsung muốn các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào sản xuất cung ứng các sản phẩm hỗ trợ cho họ. Tức là phải có cam kết bao tiêu sản phẩm lâu dài thì doanh nghiệp mới dám đầu tư tiền mua công nghệ. Nếu làm được như vậy thì chỉ 6 tháng sau là có sản phẩm cung ứng cho Samsung được.

"Còn nếu làm theo kiểu đưa ra cho có để rồi vin vào cớ là doanh nghiệp Việt Nam đã từ chối không làm được rồi sau đó nhanh chóng đưa các doanh nghiệp vệ tinh sẵn có của họ ở nước bản địa, rồi ở Trung Quốc, Thái Lan chuyển sang thì phải làm rõ vấn đề", ông Long lo ngại.

Theo ông Long, sở dĩ ông lo ngại như vậy là vì Samsung từng có các nhà máy đã được đầu tư ở Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc rồi.

"Nếu bây giờ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra mà họ không mua sản phẩm lâu dài thì chết. Phải cam kết từ đầu và cũng phải có lộ trình chứ không làm theo kiểu đánh đố", ông Long nói.

Cũng cùng lo lắng này, ông Đỗ Hữu Hào, Chủ tịch Hội Cơ điện tử Việt Nam cho rằng đây không phải là câu chuyện đơn giản vì trước đây các sản phẩm này Samsung đã nhập 80% ở Trung Quốc nay họ lại rút các nhà máy không đầu tư tại Trung Quốc nữa nên có thể họ sẽ đưa về Việt Nam.

"Vì các doanh nghiệp Việt Nam chưa bao giờ làm sản phẩm của Samsung nên họ không thể nói làm ngay lập tức được. Còn thực sự mong muốn cam kết làm ra sản phẩm rồi họ sẽ mua thì cũng đơn giản. Nhưng nếu không thiện chí thì họ chỉ đưa ra rồi nói rằng Việt Nam không làm được nên phải nhập lại là chuyện khác", ông Hào chia sẻ.

Liệu Samsung sẽ tạo điều kiện đến cỡ nào để doanh nghiêp Việt Nam cùng tham gia vào cuộc chơi là câu hỏi không dễ trả lời

Ai dừng cuộc đua để chờ?

Theo ông Hào, nếu phía Samsung yêu cầu có ngay sản phẩm thì khó nhưng nếu cho thời gian có thể sẽ có doanh nghiệp làm được vì chủ yếu phụ thuộc vào máy móc, công nghệ. Bài học từ phát triển công nghiệp hỗ trợ cho xe máy cho thấy đến nay có thể làm được phụ tùng 80-90% tại Việt Nam.

Thế nhưng có lẽ cuộc chơi không đơn giản chỉ là bỏ tiền ra mua công nghệ về là được ngay. Sau tiền mua công nghệ sẽ là những tiêu chuẩn buộc doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu khắt khe từ công ty đặt hàng như hệ thống công nghệ, hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống ra quyết định, tiêu chuẩn về môi trường sản xuất... nhằm sản phẩm làm ra đảm bảo tính ổn định về chất lượng...

Sau hệ thống tiêu chuẩn quản lý thì sẽ là cạnh tranh chất lượng, giá thành để có thể đánh bật được các doanh nghiệp nước ngoài khác đang cùng sản xuất sản phẩm đó là câu chuyện không đơn giản.

"Nhưng phải nói thật các doanh nghiệp Việt Nam không năng động lắm và thường dựa vào sản phẩm truyền thống của họ. Vẫn còn quen bán cái gì họ có trong khi Samsung đang thực sự cần mà doanh nghiệp vốn sản xuất các chi tiết đó lại có sẵn. Chính vì vậy khó mà doanh nghiệp nào dám bỏ tiền ra đầu tư nếu không có sự cam kết chặt chẽ", ông Hào cho biết.

Theo ông Hào, ngày xưa vòng bi của Honda là phải nhập từ nước ngoài, nhưng sau đó DN của Việt Nam đã đầu tư rồi chào hàng. Khi thấy sản phẩm trong nước đạt tiêu chuẩn chất lượng, giá lại rẻ họ đã mua ngay. Rồi sau đó là đúc vỏ máy, bittong...

"Nay với Samsung nếu thị trường yêu cầu sản phẩm đủ lớn doanh nghiệp sẽ đầu tư ngay và chỉ sau 1-2 năm là hoàn vốn thì họ vẫn làm được", ông Hào tính toán.

Nhưng đó là chuyện nếu như, còn thị trường thì biết ai sẽ chờ ai khi cuộc đua ra mắt những sản phẩm mới ngày càng gay cấn hơn?

Bích Ngọc

Đất Việt

Các tin tức khác

>   Hàn Quốc coi Việt Nam là địa bàn đầu tư chiến lược (09/09/2014)

>   Doanh nghiệp Việt chưa tận dụng được lợi thế từ các FTA (09/09/2014)

>   Cần hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả hơn (09/09/2014)

>   5 nguyên tắc xác định giá thành cá Tra nguyên liệu (09/09/2014)

>   Lương khủng phải gắn với hiệu quả DNNN (09/09/2014)

>   Berli Jucker với kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam (09/09/2014)

>   Ngành sữa đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng (09/09/2014)

>   Kim ngạch xuất khẩu cao su có thể giảm mạnh tới 30% (09/09/2014)

>   Không có cơ sở khẳng định ngành thép Việt Nam phá sản (09/09/2014)

>   Chủ tịch Quốc hội: “Tự do làm ăn là quyền dân chủ lớn nhất” (09/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật