Thứ Năm, 11/09/2014 22:33

23% doanh nghiệp xuất khẩu lao động được xếp hạng “xuất sắc"

Trong tổng số 47 doanh nghiệp xuất khẩu lao động được “chấm điểm” năm nay, có 23% doanh nghiệp được xếp hạng cao nhất (A1) về tuân thủ pháp luật trong nước và tiêu chuẩn quốc tế về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Không có doanh nghiệp nào bị xếp hạng trung bình và yếu.

Những doanh nghiệp được xếp hạng A1 có những cái tên như Công ty CP phát triển nguồn nhân lực LOD, Công ty CP XKLĐ thương mại và du lịch, Công ty cổ phần XNK vật tư, thiết bị đường sắt, Công ty cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ, Công ty CP đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long….

Các doanh nghiệp được xếp hạng A1 trong năm nay

Đây là kết quả xếp hạng doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử (CoC-VN) dùng cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài vừa được Hiệp hội Xuất khẩu lao động (VAMAS) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố ngày 11-9.

CoC-VN là bộ quy tắc nhằm cải thiện việc tuân thủ pháp luật trong nước và các tiêu chuẩn quốc tế về di cư lao động, tăng cường quản lý doanh nghiệp và bảo vệ lao động di cư tránh bị bóc lột. CoC-VN là một công cụ để doanh nghiệp xuất khẩu lao động tự điều tiết trên tinh thần tự nguyện.

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho rằng việc xếp hạng theo CoC-VN là một cách làm tốt để tăng cường sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, phòng tránh vi phạm trong quá trình tuyển dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, qua đó tạo dựng hình ảnh mới đáng tin cậy cho doanh nghiệp.

Việc này đặc biệt quan trọng cùng với sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, khi số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự báo sẽ gia tăng.

Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam Gyorgy Sziraczki nhấn mạnh: “Lao động di cư không còn là giải pháp chỉ để xóa đói giảm nghèo nữa mà Việt Nam nên tiếp tục coi trọng chất lượng dịch vụ tuyển dụng và bảo vệ người lao động tốt hơn để hưởng lợi tối đa từ quá trình di cư.”

Hiện nay, Việt Nam có hơn 170 doanh nghiệp cung ứng lao động, mỗi năm gửi ra nước ngoài khoảng 80.000 lao động tới hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều được khuyến khích tham gia xếp hạng CoC-Vn.

Trong năm thứ hai xếp hạng, số lượng doanh nghiệp tham gia để được giám sát, đánh giá tăng mạnh, từ 20 doanh nghiệp trong năm đầu tiên lên 47 doanh nghiệp trong năm nay. Các doanh nghiệp này chiếm 27% số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và quản lý một nửa số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Bộ quy tắc ứng xử dùng cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài (CoC–VN) được xây dựng dựa trên pháp luật Việt Nam và các nghiên cứu, tham khảo luật pháp quốc tế về lao động di cư.

CoC–VN được ban hành vào năm 2010 và gồm 12 điều. Bảng xếp hạng gồm 4 nhóm: Xuất sắc (A1, A2), tốt (B1,B2), trung bình (C1,C2) và yếu (D1,D2).

Thùy Dung

tbktsg

Các tin tức khác

>   Truyền hình trả tiền: Sau hơn 20 năm, vẫn loay hoay ở giai đoạn quá độ (11/09/2014)

>   Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp giấy phép nhập nông sản Việt Nam (11/09/2014)

>   Quy định mới về kinh doanh vận tải bằng ô tô (11/09/2014)

>   Nghiên cứu ‘nắn thẳng’ thêm nhiều đường bay (11/09/2014)

>   Samsung đầu tư dự án 1,4 tỉ USD tại TP.HCM (11/09/2014)

>   “Làm ăn” trong rừng luật (11/09/2014)

>   Thực phẩm, đồ uống: Cạnh tranh bằng thương hiệu mạnh (11/09/2014)

>   Doanh nghiệp nông thủy sản đánh giá cao cải cách thủ tục hải quan (11/09/2014)

>   Vinalines phải tự đàm phán về các khoản nợ với các TCTD (11/09/2014)

>   Công ty điện lực có dấu hiệu “vượt rào” cho tư nhân kiểm định (11/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật