Thứ Hai, 07/07/2014 09:21

Cổ phiếu tiềm năng đáng đầu tư

Với tiềm năng kinh doanh tốt và ổn định, các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua đối với CNG, HTI, DMC và nắm giữ đối với HSG.

HTI: Tiềm năng tăng trưởng ổn định

CTCP Đầu tư phát triển hạ tầng IDICO (HOSE: HTI) hoạt động kinh doanh là thu phí của các phương tiện giao thông lưu thông qua trạm thu phí An Sương – An Lạc, nằm trên tuyến đường huyết mạch nối liền các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và TP.Hồ Chí Minh. Hoạt động thu phí của trạm thu phí An Sương– An Lạc bắt đầu từ năm 2005 và kéo dài đến năm 2033. Doanh thu thu phí hàng năm của HTI đạt khoảng 160 tỷ đồng, chiếm khoảng 90% tổng doanh thu của Công ty.

Hiện tại, HTI đang thực hiện dự án cầu vượt tại giao lộ QL1-Hương lộ 2 với tổng chi phí đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tự có của doanh nghiệp dự kiến 15% và phần còn lại là vốn vay ngân hàng. Dự án này dự kiến sẽ được khởi công trong quý 3/2014 và hoàn thành trong khoảng 8 tháng. HTI hiện đang đệ trình xin tăng mức phí qua trạm An Sương – An Lạc sau khi dự án hoàn thành để hoàn vốn đầu tư. Mức tăng phí mặc dù chưa được xác nhận, nhưng nếu so sánh với mức phí của các trạm thu phí khác trong khu vực và có điều kiện tương đương thì mức tăng có thể đạt khoảng 50%.

Do thuộc lĩnh vực được ưu tiên của Nhà nước đối với hoạt động thu phí đường bộ, HTI được áp dụng mức thuế TNDN ưu đãi là 10% trong 15 năm, và được miễn thuế trong 4 năm kể từ năm bắt đầu có lãi (năm 2007), và được giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm tiếp theo. Như vậy, hiện nay HTI đang được hưởng mức thuế suất thuế TNDN là 5%và mức thuế này sẽ được duy trì đến năm 2019.

CTCK Bảo Việt (BVSC) dự kiến kết quả kinh doanh năm 2014 với doanh thu của HTI ước đạt khoảng 209 tỷ đồng (giảm 10% so với năm 2013) và lợi nhuận sau thuế ước đạt khoảng 36 tỷ đồng (giảm khoảng 3%). Lợi nhuận sau thuế của HTI trong 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 18 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch.

HTI đang được giao dịch với mức P/E là 6.17, là mức khá thấp so với mức trung bình của các công ty trên thị trường. BVSC đánh giá cao cổ phiếu HTI nhờ hoạt động kinh doanh tương đối ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai khi mức tăng phí qua trạm An Sương – An Lạc được thông qua.

>> Xem báo cáo chi tiết

Mua CNG với giá mục tiêu 46,300 đồng

CTCK FPT (FPTS) cho rằng kế hoạch kinh doanh 2014 của CTCP CNG Việt Nam (HOSE: CNG) khá khiêm tốn với các chỉ tiêu lợi nhuận thấp hơn so với kết quả thực hiện năm 2013. Tuy nhiên, theo FPTS nhiều khả năng lợi nhuận ròng của CNG năm 2014 sẽ tăng trưởng 26% so với năm 2013 và đạt 156 tỷ đồng, tương đương EPS forward 2014 đạt 5,789 đồng/cp nhờ một số yếu tố như ký kết hợp đồng khách hàng giúp gia tăng sản lượng tiêu thụ khí. Dự báo sản lượng khí năm 2014 của CNG sẽ tăng 13% so với năm 2013 và đạt khoảng 70 triệu m3.

Chi phí khấu hao sẽ bắt đầu giảm trong năm đầu tiên từ 2014 do áp dụng chính sách khấu hao nhanh từ năm 2011. FPTS ước tính tổng chi phí khấu hao 2014 của CNG là 118 tỷ đồng, giảm 16 tỷ so với 2013. Điều này sẽ giúp cải thiện lợi nhuận của CNG trong năm 2014.

Cùng với PGS, CNG đã được sự chấp thuận GAS với đề xuất không tăng giá khí từ quý 2/2014 (tương ứng với mức tăng 10% mỗi năm) nhằm giảm bớt áp lực do sản lượng tiêu thụ không cao trong khi một số khách hàng chuyển sang sử dụng nhiên liệu khác có giá thành rẻ hơn như than, biomass. Đây là thông tin tích cực trong năm 2014 đối với CNG, tuy nhiên về dài hạn giá bán vẫn tăng theo lộ trình 10% mỗi năm.

FPTS cho rằng trong bối cảnh tổng mức đầu tư mới không cao và lợi nhuận tăng sẽ giúp CNG duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức hấp dẫn (kế hoạch 2014 là 35%). FPTS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này, giá mục tiêu trong 12 tháng tới kỳ vọng đạt 46,300 đồng/cp, tương ứng với P/E 2014 là 8 lần.

>> Xem báo cáo chi tiết

Mua DMC với giá mục tiêu 46,400 đồng

CTCK VPBank (VPBS) đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DMC của CTCP Xuất nhập khẩu y tế Domesco. Giá mục tiêu trong vòng 12 tháng ở mức 46,400 đồng.

Theo VPBS, DMC hiện tại là công ty niêm yết có doanh thu và vốn hóa đứng thứ 3 trong ngành dược phẩm tại Việt Nam. SCIC và CFR SA (công ty dược phẩm đa quốc gia có trụ sở chính tại Chi-lê) là hai cổ đông lớn nhất của DMC với số cổ phần tương ứng là 34.7% và 45.9%.

Trong thời gian gần đây, CFR SA đã bắt đầu tăng cường tầm ảnh hưởng của mình đối với hoạt động điều hành và hoạch định chiến lược của DMC. VPBS tin kinh nghiệm lâu năm trên thương trường quốc tế của CFR SA sẽ giúp hoạt động kinh doanh của DMC lên một tầm cao mới.

VPBS cũng đưa ra một số điểm tích cực của DMC như sản phẩm chính của DMC bao gồm các loại thuốc generic thuộc nhóm kháng sinh và tim mạch; hai nhóm này có tỷ trọng doanh thu chiếm 61% trong tổng doanh thu hàng sản xuất của DMC trong năm 2011. Hệ thống phân phối của DMC bao phủ khắp Việt Nam và bao gồm hơn 14,000 điểm bán hàng.

So với nhóm công ty cùng ngành, mức tăng trưởng và biên lợi nhuận của DMC trong những năm gần đây chưa thật sự ấn tượng. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng trong tương lai của DMC sẽ bị giới hạn bởi sản lượng sản xuất gần bằng công suất của công ty. Theo VPBS, đây là những rủi ro chính cho nhà đầu tư khi quyết định mua cổ phiếu này.

>> Xem báo cáo chi tiết

Nắm giữ HSG với giá mục tiêu 50,300 đồng

CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) duy trì khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu HSG của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) dựa vào dự báo trong năm 2014 doanh thu thuần của HSG sẽ đạt 14,679 tỷ đồng, tăng 24.8% và lợi nhuận ròng đạt 458 tỷ đồng, giảm 21% so với năm trước. Theo ước tính của SSI, EPS 1 năm tới của HSG sẽ đạt 5,298 đồng. Tại mức PE mục tiêu là 9.5x, giá mục tiêu 1 năm sẽ đạt 50,300 đồng.

Về yếu tố tích cực, HSG đã hoàn thành lắp đặt một dây chuyền cán nguội với công suất 200,000 tấn/năm trong tháng 6/2014. Trong tháng 9/2014, thêm một dây chuyền cán nguội có công suất 200,000 tấn sẽ đi vào hoạt động, nâng tổng công suất thép cán nguội lên 980,000 tấn/năm. Thép cán nguội là nguyên liệu đầu vào cho tất cả các sản phẩm của HSG. Nhờ vậy, Công ty đặt mục tiêu đạt sản lượng tiêu thụ 1 triệu tấn trong năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 18.5% trong giai đoạn 2013-2016.

Bên cạnh đó, HSG sở hữu mạng lưới phân phối mạnh nhất Việt Nam với 128 chi nhánh trên khắp cả nước. Số lượng chi nhánh dự kiến sẽ tăng lên 188 vào năm 2018. Cùng với đó, HSG nắm giữ thị phần chi phối trên thị trường (39.5% thị phần tôn mạ,19% thị phần ống kẽm) và là doanh nghiệp sản xuất tôn mạ có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam. Công ty có kế hoạch xây dựng một nhà máy tại Thái Lan, tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có kế hoạch chi tiết.

Hơn nữa, Tập đoàn cũng không còn lợi nhuận từ mua nguyên liệu giá thấp. Theo một số dự báo, giá thép cán nóng khá ổn định và khó có thể tăng trong những tháng tới. Một điểm khác, tin đồn về nhà đầu tư chiến lược có thể làm ảnh hưởng tâm lý thị trường bởi vẫn chưa rõ mức độ ảnh hưởng của cổ đông chiến lược tới công ty.

>> Xem báo cáo chi tiết

Duy Hoàng tổng hợp

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 14-18/07: Tiếp diễn đà tăng? (06/07/2014)

>   Tuần 07 - 11/07: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (06/07/2014)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 07/07- 11/07/2014 (06/07/2014)

>   Ông Nguyễn Xuân Bình (BVS): Quý 3 là cơ hội tích lũy cho vị thế trung hạn (04/07/2014)

>   Góc nhìn 04/07: Sau 580, VN-Index sẽ tìm đến mốc 600? (03/07/2014)

>   Góc nhìn 04/07: Sau 580, VN-Index sẽ tìm đến mốc 600? (03/07/2014)

>   Chứng khoán Tháng 7/2014: KQKD quý 2 “giải khát” thông tin cho thị trường? (03/07/2014)

>   Góc nhìn 03/07: Khả năng bứt phá tăng dần! (02/07/2014)

>   Góc nhìn 02/07: Tạo đỉnh ngắn hạn? (01/07/2014)

>   Góc nhìn 02/07: Tạo đỉnh ngắn hạn? (01/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật