Chủ Nhật, 25/05/2014 16:32

Khu công nghiệp Hiệp Phước sẽ trở thành đặc khu kinh tế về cảng

Ngày 24-5, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân cùng các sở, ngành đã có cuộc họp về tiến độ thực hiện những dự án tại Khu công nghiệp Hiệp Phước nằm trên địa bàn huyện Nhà Bè.

Theo Sở GTVT TPHCM, dự án nạo vét luồng Soài Rạp đã cơ bản hoàn thành, dự kiến cuối tháng 6 sẽ đưa vào khai thác toàn tuyến này. Luồng Soài Rạp có độ sâu khoảng 11,5m, đảm bảo cho tàu biển trên 50.000 tấn ra vào TPHCM.

Điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu về chi phí và thời gian vận chuyển, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sở GTVT TPHCM đang phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng đề án Chương trình nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển hoàn thiện hệ thống cảng biển Hiệp Phước khi luồng Soài Rạp hoàn thành đưa vào sử dụng (dự kiến tháng 6-2014).

Về hạ tầng giao thông, thời gian qua nhiều tuyến giao thông liên vùng quan trọng đã hoàn thành. Khu vực cảng biển TPHCM có thể kết nối với mạng giao thông vùng qua tuyến trục Bắc - Nam, cùng với tuyến Đông Tây tạo nên 2 trục chính xuyên tâm của TPHCM. Các tuyến vành đai 2, 3, 4 có nhiệm vụ kết nối các tuyến giao thông chính trong vùng. TPHCM cũng đang phối hợp với Bộ GTVT và các tỉnh, thành lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khẩn trương đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ trên cơ sở tuyến vành đai 2 kết nối với cảng Hiệp Phước qua trục Bắc - Nam tại vị trí thuộc quận 7; tuyến vành đai 3 sẽ nối tiếp với tuyến cao tốc liên vùng phía Nam, tạo thành một vành đai hoàn chỉnh của TP; tuyến vành đai 4, kết nối với Hiệp Phước, từ phía hạ lưu, theo trục Bắc - Nam.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân yêu cầu Ban quản lý Khu công nghiệp Hiệp Phước và các sở, ngành liên quan kiên quyết không giao đất nhỏ lẻ dọc khu vực sông Soài Rạp, mà nên tập trung bố trí các dự án có tiềm năng phát triển ngành cảng biển, nhằm đạt mục đích giúp Khu công nghiệp Hiệp Phước trở thành đặc khu kinh tế về cảng. Thời gian tới, TP tập trung kết nối hạ tầng giao thông như metro, các tuyến đường vành đai, cao tốc… để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa vào ra cảng. Mục tiêu, đến năm 2020 đạt 200 - 250 triệu tấn hàng hóa/năm thông qua cảng này.

Quốc Hùng

sài gòn giải phóng

Các tin tức khác

>   Giao thương với Trung Quốc: “Tiên trách kỷ hậu trách nhân” (25/05/2014)

>   Doanh nghiệp logistics nội: Phát huy nội lực để cạnh tranh (25/05/2014)

>   Giải pháp giảm phụ thuộc vào xuất khẩu biên mậu (25/05/2014)

>   Khu Công nghiệp thắng nhờ chất lượng (25/05/2014)

>   Bấp bênh “thân phận” cá tra (25/05/2014)

>   Cơ hội lớn, thách thức nhiều (25/05/2014)

>   Thái bất ổn, công ty du lịch ngồi trên lửa (25/05/2014)

>   Chính phủ phải ứng trả nợ thay cho dự án ngày càng tăng (25/05/2014)

>   Nhập khẩu ôtô lên cao nhất từ đầu năm (24/05/2014)

>   Petrolimex: Năm 2014, điều chỉnh giảm cả lợi nhuận và cổ tức (24/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật