Chủ Nhật, 25/05/2014 07:41

Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập sẽ tạo môi trường cạnh tranh tự do hơn, thuế quan được cắt giảm nhiều hơn… Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội lớn, doanh nghiệp (DN) cũng phải đối diện nhiều thách thức. Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định: Kinh tế Đông Nam Á sẽ hòa nhập toàn diện khi AEC dự kiến thành lập vào cuối năm 2015.

Theo đó, lợi ích sẽ thật sự đến với các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự hoà trộn nền kinh tế của 10 quốc gia trong khu vực tạo ra một sân chơi rộng lớn với 600 triệu dân, GDP hàng năm khoảng 2.000 tỷ USD. Điều đặc biệt là, môi trường cạnh tranh tự do hơn, hàng loạt thuế quan được cắt giảm. Điển hình từ sau ngày 31-12-2015, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu trong nội khối ASEAN sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan 0% thông qua các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với các đối tác. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi thuế quan 0% khi xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và NewZealand. Môi trường đầu tư thuận lợi sẽ đẩy mạnh dòng FDI từ các đối tác vào ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi lớn, các DN cũng sẽ phải đối mặt với thách thức không nhỏ khi AEC có hiệu lực. Trong đó đáng chú ý là sức ép từ hàng hóa nhập khẩu, cạnh tranh về dịch vụ đầu tư của các nước ASEAN dẫn đến một số ngành, một số sản phẩm phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trường. Bởi vì, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô. Một số mặt hàng tiến bộ hơn khi tạo được giá trị gia tăng nhưng không cao. Nhóm hàng công nghiệp có giá trị gia tăng thấp trong khi sản lượng cao vẫn nằm trong nhóm hàng gia công là chính như dệt may, da giày, máy vi tính mới chỉ dừng ở gia công, lắp ráp nhóm hàng. Đơn cử, một đôi giày giá 100 USD, giá trị gia tăng của Việt Nam chỉ khoảng từ 7 - 10 USD.

Khó khăn chồng chất khó khăn, thuế quan của nhiều mặt hàng được cắt giảm nhưng rào cản thương mại có thể bị siết chặt hơn. Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu khẳng định: Sau các hiệp định tự do thương mại chắc chắn phát sinh các ràn cản thương mại, biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó, quy tắc xuất xứ có vai trò đặc biệt quan trọng. Một số trường hợp quy tắc xuất xứ trở thành một biện pháp kỹ thuật thay cho thuế quan. Trên thực tế, trước việc mở cửa hội nhập kinh tế như hiện nay, nhiều DN Việt lo lắng về quy định nguồn gốc nguyên liệu. Bởi vì hiện nay, chỉ khoảng 20% hàng hóa của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về nguyên tắc xuất xứ trong khi các nước khác tỷ lệ này nằm ở mức 90% trở lên.

Sông Xanh

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Thái bất ổn, công ty du lịch ngồi trên lửa (25/05/2014)

>   Chính phủ phải ứng trả nợ thay cho dự án ngày càng tăng (25/05/2014)

>   Nhập khẩu ôtô lên cao nhất từ đầu năm (24/05/2014)

>   Petrolimex: Năm 2014, điều chỉnh giảm cả lợi nhuận và cổ tức (24/05/2014)

>   Dệt may hút vốn Trung Quốc: Làm gì để chống chuyển giá? (24/05/2014)

>   Việt Nam vay ASEAN 300 triệu USD đầu tư hạ tầng (24/05/2014)

>   Một số nhóm hàng xuất khẩu chính 4 tháng năm 2014 (24/05/2014)

>   Bỏ Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư: Tiến bộ hay thụt lùi? (24/05/2014)

>   Phải làm rõ nguồn trả nợ công (24/05/2014)

>   Sóng ngầm ngành gas (24/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật