Thứ Hai, 28/04/2014 10:35

Xây dựng chuỗi phát triển ngành chè

Việt Nam là một trong năm quốc gia sản xuất chè hàng đầu thế giới, với giá trị kim ngạch gia tăng ngày càng cao. Tuy nhiên, làm thế nào để ngành chè phát triển bền vững đang là vấn đề đặt ra hiện nay.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN & PTNT), hiện nay, quy mô trồng chè bình quân khoảng 0,2 ha/hộ, điều này gây khó khăn cho việc tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới và chứng nhận chè an toàn. Đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chè tươi mới chiếm 7% diện tích cả nước, chưa phát huy được tiềm năng của giống mới. Nhiều cơ sở chế biến được cấp phép nhưng không có vùng nguyên liệu, trình độ công nghệ chế biến thấp, chất lượng chè không cao. Cơ sở chế biến không có vùng nguyên liệu, thu gom qua nhiều cấp, người sản xuất bị ép giá, thời gian bảo quản nguyên liệu kéo dài giảm chất lượng. Việc cho phép thành lập doanh nghiệp một cách ồ ạt, dẫn đến thiếu vùng nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp chế biến hoạt động chỉ đạt 50% công suất.

Do thiếu nguyên liệu cũng dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, người nông dân thu hoạch không theo tiêu chí chất lượng mà chạy theo số lượng. Nhà máy có đầu tư vùng nguyên liệu chiếm khoảng 35,5%, nhà máy áp dụng các tiêu chuẩn ISO, HACCP chiếm khoảng 16%. Cơ cấu sản phẩm chè chủ yếu là chè đen OTD, CTC, cơ cấu chè đen, chè Ô Long, chè chất lượng cao còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu chè. Đây là những nguyên nhân dẫn đến giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam còn thấp, giá trị gia tăng còn hạn chế.

Ông Trần Vũ Hoài, Phó chủ tịch phụ trách đối ngoại, Công ty Uninever Việt Nam cho biết, hiện nay, ngành chè vẫn chưa được cơ cấu tốt tại cấp trung ương và cấp tỉnh. Chất lượng chè Việt Nam còn thấp, chưa có chiến lược rõ ràng và thống nhất giữa khối công- tư trong việc cải thiện chất lượng và tính bền vững của ngành chè. Nhiều nhà máy có hiệu quả sản xuất hạn chế dựa trên tiêu chuẩn do nhà nước ban hành (nhà máy loại C) vẫn được sản xuất chè, những nhà máy có hiệu quả sản xuất trung bình theo quy định của chính phủ vẫn được phép sản xuất chè. Bên cạnh đó, ban quản lý của một số nhà máy chưa thực sự quan tâm tới việc sản xuất chè có chứng nhận bởi thị trường cho chè chưa được chứng nhận vẫn còn rất lớn, ví dụ như Trung Quốc. Ngoài ra, các công ty chè có thể muốn áp dụng các tiêu chuẩn nhưng nguồn vốn còn hạn chế để đầu tư vào các thiết bị cho nhà máy. Những hộ trồng chè bên ngoài đang hoạt động độc lập và không được tổ chức lại thành các nhóm sản xuất. Hộ trồng chè tư nhân không có nhận thức đầy đủ về lợi ích của việc sản xuất chè bền vững cũng như việc sử dụng hóa chất nông nghiệp có trách nhiệm….

Để nâng cao chất lượng chè, gia tăng giá trị cho chè xuất khẩu, theo ông Flavio Corsin- Giám đốc Chương trình nuôi trồng thủy sản và gia vị cho rằng, đối với những nhà máy loại C cần được cảnh báo, được tập huấn để nâng cấp lên loại A hoặc B. Trong vòng 6 tháng nếu các nhà máy này không cải thiện được thì sẽ bị đóng cửa nếu không sẽ ảnh hưởng đến uy tín của chè xuất khẩu Việt Nam. Đối với nhà máy loại B, cũng cần được cảnh báo và được tập huấn để nâng cấp lên loại A, trong vòng thời hạn 3 năm nếu không nâng cấp thì cũng sẽ bị đóng cửa. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với Bộ Công Thương thúc đẩy hoặc đề xuất việc cấp chứng nhận cho các nhà máy vì điều này tốt cho tương lai ngành chè Việt Nam. Đồng thời, nên xây dựng một hệ thống các biện pháp khuyến khích các nhà máy mà đang sẵn sàng áp dụng chứng nhận không chỉ là VietGAP. Các biện pháp khuyến khích có thể bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường tiếp cận với nguồn vốn, đánh thuế thấp hơn… Để làm được những vấn đề này thì sự kết hợp giữa cấp trung ương và địa phương là hết sức cần thiết.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đánh giá, phương thức phối hợp giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng chè, tăng giá bán, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người nông dân, phát triển ngành chè bền vững, nâng cao giá trị cho xuất khẩu chè Việt Nam là hướng đi đúng. Nhằm khắc phục tình trạng phân khúc, phân tán như hiện nay cần gắn kết lại ngành chè, hình thành chuỗi sản xuất nhằm nâng cao thu nhập trong toàn chuỗi. Đây là yếu tố quan trọng để có thể nâng cao được hiệu quả và vị thế của ngành chè Việt Nam.

Bộ trường yêu cầu Cục Trồng trọt sớm có đề xuất để trong tháng 5 này, Bộ trưởng thành lập Ban chỉ đạo phát triển ngành chè; Cục chế biến Nông Lâm sản và Nghề muối cần nghiên cứu rà soát, xây dựng để Bộ cùng với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với các cơ sở chế biến này.

Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho Cục Trồng trọt (Bộ NN & PTNT) sẽ trao đổi với các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức tín dụng để có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp phù hợp. Bố trí vốn theo hướng điều chỉnh các dự án khuyến nông liên quan đến chè phù hợp với chủ trương phát triển ngành chè bền vững.

Nguyễn Hạnh

công thương

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 99,9% nền kinh tế VN (28/04/2014)

>   Giải ngân 4 tỷ USD vốn FDI (28/04/2014)

>   Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp Việt đang nhỏ dần (28/04/2014)

>   Vì sao doanh thu toàn cầu của McDonald’s sụt giảm? (28/04/2014)

>   Lốp xe tăng tốc (28/04/2014)

>   Vận tải thủy: Tắc từ nhiều hướng! (28/04/2014)

>   FDI: Lượng đổi, chất có đổi? (28/04/2014)

>   Việt Nam thiếu doanh nghiệp cỡ ‘vừa’ (28/04/2014)

>   Chủ tịch Vinatex: Sau TPP ký kết, chưa phải áp dụng "từ sợi trở đi" (27/04/2014)

>   Doanh nghiệp Mỹ tìm hiểu môi trường đầu tư của Việt Nam (27/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật