Thứ Ba, 22/04/2014 22:33

Giá cao su đang trượt dài

Giá cao su ở thị trường trong nước những ngày qua giảm khá mạnh theo xu hướng chung của thị trường thế giới do cung vượt cầu. Theo các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cao su, giá có thể tiếp tục rơi tự do trong những ngày tới.

Giá cao mủ cao su các loại tại các tỉnh Đông Nam bộ hiện dao động từ 36 -38 triệu đồng/tấn, giảm khoảng gần 1 triệu đồng/tấn so với thời điểm đầu tháng 4-2014.

Việc giảm giá trong nước là do tác động từ thị trường thế giới. Cụ thể, ngày 18-4, trên sàn giao dịch Tocom, Nhật Bản giá cao su xuống mức nhất kể từ tháng 10-2009 khi chỉ còn 206,4 yên/kg, giảm 8,5 yên/kg so với hôm trước. Hai ngày đầu tuần này, giá tiếp tục giảm thêm và ở mức 201,7 yên/kg, tương đương khoảng 40 triệu đồng/tấn.

Theo một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cao su trong nước, giá cao su rớt do các nước có trồng cao su như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam có sản lượng tăng hơn dự báo trước đó.

Bên cạnh đó, những năm trước đây, cao su được giá nên một số nước như Lào, Campuchia, Myanmar đã tăng diện tích cao su và nay đã đến thời điểm cho mủ. Do sản lượng tăng trong khi nhu cầu tiêu thụ không tăng, khiến lượng cao su dự trữ của thế giới tính đến thời điểm này đã lên đến 652.000 tấn, tăng 286.000 tấn so với thời điểm tháng 12-2013. Riêng Trung Quốc đang tồn kho khoảng 360.000 tấn cao su, tăng 40.000 tấn so với thời điểm cuối năm 2013,

Tuy tồn kho lớn như đã đề cập ở trên nhưng doanh nghiệp Trung Quốc vẫn tăng mua vào với số lượng lớn vì giá đang thấp. Song, họ chỉ chọn mua loại cao su dùng để sản xuất săm lốp của của Malaysia là SIR20, SMR20, STR20 với giá rẻ, chứ không mua hàng từ Việt Nam vốn chủ yếu là các loại như SVR3L hay SVR10 có giá cao hơn. Vì thế, theo các doanh nghiệp trong thời gian tới, giá cao su nội địa có thể tiếp tục giảm thêm và không biết đâu là điểm dừng.

Hiện khoảng 70% lượng mủ cao su xuất khẩu của Việt Nam là sang Trung Quốc và Maylaysia, vì thế, doanh nghiệp xuất khẩu cao su trong nước cũng bị rơi vào tình huống dở khóc dở cười khi các nhà nhập khẩu của hai nước này tuy đã ký hợp đồng nhưng lại không mở LC và trì hoãn nhận hàng.

Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu cao su cho biết, do giá cá cứ giảm sau mỗi ngày nên doanh nghiệp nhập khẩu không muốn thực hiện những hợp đồng đã ký trước đó do lo ngại thua lỗ.

Ngọc Hùng

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Cần nhanh chóng thay mới diện tích cà phê già cỗi (22/04/2014)

>   Ngành mía đường bế tắc (22/04/2014)

>   Tạm trữ gạo: Nhà nước thiệt, nông dân cũng không được lợi (21/04/2014)

>   Muốn bán gạo phải qua tay 2 Tổng công ty lương thực! (21/04/2014)

>   Tìm lối cho đường (21/04/2014)

>   Muốn bán gạo phải qua tay 2 Tổng công ty lương thực! (21/04/2014)

>   Cơ hội xuất khẩu hạt điều vào thị trường Úc (21/04/2014)

>   Hạt điều mơ tăng giá trị (20/04/2014)

>   Kho trữ cà phê: Hạn chế rủi ro cho nông dân! (19/04/2014)

>   Ai đang gây náo loạn thị trường cà phê? (19/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật