Thứ Ba, 22/04/2014 06:52

Ngành mía đường bế tắc

Theo tính toán của Bộ NN-PTNT, sản lượng đường chế biến niên vụ 2013 - 2014 đạt 1,6 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ 1,4 triệu tấn. Nếu tính lượng đường nhập khẩu theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khoảng 77.000 tấn, cùng lượng đường tồn kho năm trước và đường nhập lậu dọc các tỉnh biên giới thì số đường dư thừa có thể lên 500.000 - 600.000 tấn.

Trong khi đó, lượng đường tồn kho tại nhà máy trên 588.000 tấn, cao hơn cùng kỳ trên 140.000 tấn nên giá đường giảm xuống thấp nhất trong nhiều năm qua. Từ 18.000 đồng - 19.000 đồng/kg năm 2011, nay chỉ còn 12.000 - 13.000 đồng/kg tùy khu vực, trong khi giá đường nhập lậu tại biên giới chỉ khoảng 11.000 đồng/kg. Như vậy, giá đường giảm dần qua từng năm, đẩy ngành mía đường vốn đã khó càng thêm khó.

Vì vậy, để giải tỏa áp lực đường tồn kho này chỉ còn trông chờ vào việc xuất bán tiểu ngạch qua Trung Quốc. Bộ NN-PTNT vừa đề nghị Bộ Công thương cấp phép xuất khẩu tiếp 400.000 tấn cả đường RE và RS qua biên giới Trung Quốc để giải tỏa bớt hàng tồn kho. Trước đó, Bộ Công thương cũng đã cho phép xuất khẩu 200.000 tấn đường RS từ tháng 1 đến tháng 6-2014 nhằm tận dụng nhu cầu thị trường này như cách ngành gạo đang làm. Ngồi trên “đống lửa”, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đề xuất cho phép xuất khẩu không hạn chế số lượng và chủng loại.

Tuy nhiên, do Bộ Công thương dựa vào con số thống kê trên văn bản, còn VSSA dựa vào lượng đường tồn kho thực tế từ các nhà máy và con số tiêu thụ thực tế trên thị trường, nên Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương vẫn chưa thống nhất với nhau về số lượng đường dư thừa. Có thể nói, đây là điều làm ngành đường rơi vào bế tắc.

Theo VSSA, có 3 yếu tố tác động việc tiêu thụ của ngành mía đường. Đó là, về nguyên tắc nhu cầu tiêu thụ đường trong nước ngày càng cao, nhưng ghi nhận của Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương 3 năm qua gần như nhu cầu tiêu thụ đường trong nước không tăng (có thể từ sự khó khăn kinh tế kéo dài, người tiêu dùng phải tiết giảm các chi tiêu, trong đó có các sản phẩm sử dụng đường), trong khi yếu tố đường nhập lậu vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn hiệu quả.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 389 thay thế Quyết định 127 về việc thành lập Ban chỉ đạo trung ương về chống buôn lậu và gian lận thương mại do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu, phó ban thường trực là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nhiều người hy vọng điều này sẽ có tác động tích cực hơn việc chống buôn lậu, đặc biệt là đối với đường.

Trong khi đó, việc xuất khẩu tiểu ngạch không phải lúc nào cũng dễ dàng. Phía Trung Quốc luôn thay đổi chính sách, và bản thân 2 bộ không phải lúc nào cũng thống nhất và thông thoáng. Hiện nay, lại thêm tình trạng ách tắc cho khâu vận chuyển bị kiểm soát nghiêm khi Bộ GTVT chấn chỉnh việc vận chuyển đúng tải khiến giá vận chuyển bị đẩy lên cao.

Đăng Lãm

sài gòn giải phóng

Các tin tức khác

>   Tạm trữ gạo: Nhà nước thiệt, nông dân cũng không được lợi (21/04/2014)

>   Muốn bán gạo phải qua tay 2 Tổng công ty lương thực! (21/04/2014)

>   Tìm lối cho đường (21/04/2014)

>   Muốn bán gạo phải qua tay 2 Tổng công ty lương thực! (21/04/2014)

>   Cơ hội xuất khẩu hạt điều vào thị trường Úc (21/04/2014)

>   Hạt điều mơ tăng giá trị (20/04/2014)

>   Kho trữ cà phê: Hạn chế rủi ro cho nông dân! (19/04/2014)

>   Ai đang gây náo loạn thị trường cà phê? (19/04/2014)

>   [Video] Hoàng Anh Gia Lai làm nông nghiệp như thế nào? (19/04/2014)

>   Xuất khẩu cà phê vượt gạo tới 284 triệu USD (19/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật