Thứ Hai, 31/03/2014 22:46

Tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư cho doanh nghiệp

Đó là ý kiến của ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DNNVV.

Thưa ông, DNNVV hiện đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Nhưng vì sao nhóm DN này lại gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay thương mại?

Thực tế cho thấy, sự tồn tại của các DNNVV đóng vai trò quan trọng, không chỉ với tăng trưởng kinh tế mà còn đôi với việc ổn định an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm và phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, tiêu chí DNNVV cũng chưa rõ ràng và thống nhất làm cho các tổ chức tín dụng bối rối khi xác định một doanh nghiệp có phải thuộc quy mô vừa và nhỏ hay không.

Bên cạnh đó, đặc điểm của các DNNVV ở Việt Nam là tăng trưởng rất nhanh lại chưa được tiếp cận một cách đầy đủ và chu đáo. Vốn rất nhỏ, công nghệ lạc hậu, chất lượng lao động cũng thấp, kinh nghiệm quản lý cũng hạn chế. là nguyên nhân khiến các ND này khó tiếp cận được nguồn vốn, mà nếu có tiếp cận được thì sử dụng nguồn vốn cũng không hiệu quả.

Hơn thế nữa, vẫn còn nhiều điểm tồn tại về mặt thủ tục vay vốn, ví dụ như tiêu chuẩn để được tiếp cận nguồn vốn cho lượng DN này cũng không đảm bảo. Ngoài ra, còn có những vấn đề đề về khả năng nộp thuế, khả năng đầu tư để áp dụng công nghệ, nâng cao chất lượng cạnh tranh, và cả sự hiểu biết về văn hóa kinh doanh của các nước khác.

Vậy, làm thế nào để các DN đó dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn này?

Theo tôi, để giúp các DNNVV vượt qua khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần tiếp tục rà soát, đổi mới cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi để tăng khả năng tiếp cận vốn, khuyến khích đầu tư.

Song để làm được việc trên, cần tập trung vào một số vấn đề. Đó là hệ thống luật lệ phải cụ thể hơn để đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp với các thành phần kinh tế khác, kể cả đất đai, tiền vốn, đào tạo nhân lực. Trong quá trình thực hiện phải chú ý đến những vấn đề khi doanh nghiệp chưa tháo gỡ được hoặc còn khó khăn phải tháo gỡ kịp thời để cho họ có điều kiện thời cơ phát triển.

Cùng với đó, trong quá trình điều hành phải đảm bảo kỷ luật, kỷ cương điều hành, công khai minh bạch, đảm bảo sự bình đẳng của tất cả các thành phần, tạo điều kiện cho các yếu tố trong xã hội được bình đẳng trong việc tự do cạnh tranh.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã giảm 1% lãi suất cho vay, cùng với đó các ngân hàng thương mại khác cũng rục rịch giảm lãi suất cho vay. Theo ông, động thái này có tác động gì đến DNNVV? Liệu đây có phải là biên pháp gỡ khó trong vấn đề về vốn cho DN?

Tuy vấn đề lãi suất hiện nay không phải là vấn đề quyết định nhưng động thái giảm 1% lãi suất là chủ trương rất đúng của Chính phủ để cứu nguy cho doanh nghiệp (như thông điệp đưa ra từ đầu năm của Thủ tướng). Đây chính là yếu tố để tạo ra cho họ sức cạnh tranh.

Nhóm DNNVV chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Vậy theo ông, cần phải làm gì để giúp họ vượt qua được khó khăn trước thực trạng kinh tế như hiện nay?

Vốn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, các DN nhỏ, vừa và siêu nhỏ càng điêu đứng hơn khi phải đối diện với những cú sốc kinh tế vài năm trở lại đây.

Khi nền kinh tế rơi vào trình trạng khủng hoảng, lạm phát tăng cao thì DNNVV là khu vực yếu thế nhất, bị thu hẹp nhanh nhất. Theo đó, DN cần phải chủ động cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước để tạo chính sách thúc đẩy đầu tư phát triển, để từ đó có vốn đầu tư vào phát triển khoa học công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng nên hỗ trợ cho DN tạo được yếu tố tăng sức mua bởi nếu có sức mua thì sẽ tạo thêm được công ăn việc làm, người lao động cũng tăng thêm thu nhập. Thêm nữa là sự điều hành của Chính Phủ phải đúng lúc, để tạo thời cơ cho DN có động lực phát triển.

Xin cám ơn ông!

Nguyễn Hường

công thương

Các tin tức khác

>   Kết luận của thanh tra về EVN đã được xử lý thế nào? (31/03/2014)

>   Cước vận tải biển tiếp tục tăng (31/03/2014)

>   Australia-Việt Nam hợp tác sản xuất, chế biến len sợi (31/03/2014)

>   Toan tính kĩ lưỡng, vì sao Starbucks chưa thể hạ gục cà phê Việt? (31/03/2014)

>   Cấp bách tái cơ cấu ngành chăn nuôi (31/03/2014)

>   Đặc khu kinh tế Vân Đồn: Biến tham vọng thành hy vọng (31/03/2014)

>   Vốn cho bình ổn thị trường tăng hơn 4 lần (31/03/2014)

>   Nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản với thuế suất 0% (30/03/2014)

>   Gần 21 tỷ USD vốn ODA chưa được giải ngân (30/03/2014)

>   Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp: Ai là người đại diện? (29/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật