Chủ Nhật, 30/03/2014 23:00

Nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản với thuế suất 0%

Cánh cửa thị trường Nhật Bản sẽ rộng mở cho hàng hóa Việt Nam và các mặt hàng nông sản chế biến sâu, nông sản tươi sống, các mặt hàng điện máy, điện tử… sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Nhật Bản với thuế suất 0% theo các cam kết song phương và đa phương đã được ký kết.

Tại hội thảo “Xúc tiến thương mại thị trường châu Á – cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản” cuối tuần qua ở TPHCM, ông Lê An Hải - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á – Thái Bình Dương, thuộc Bộ Công Thương - cho hay, giữa hai nước đã có nhiều hiệp định song phương và đa phương đang có hiệu lực và nhiều mặt hàng lợi thế của Việt Nam đang được giảm thuế mạnh.

Cụ thể, theo Hiệp định đối tác toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực năm 2008, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản trong 16 năm và 69% giá trị nhập khẩu trong vòng 10 năm. Đổi lại, Nhật Bản loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam trong vòng 10 năm. Ngay khi có hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản ngay lập tức loại bỏ thuế quan đối với 7287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuế.

Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực năm 2009 còn đưa ra cam kết cao hơn hiệp định trước. Theo hiệp định này, trong vòng 10 năm, khoảng 92% hàng hóa sẽ được miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên. Việt Nam cam kết tự do hóa đối với 87,66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Đổi lại Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,53% trong vòng 10 năm.

Như vậy, trong thời gian tới sẽ có rất nhiều mặt hàng được miễn, giảm thuế theo lộ trình giảm thuế của hai hiệp định trên cũng như Hiệp định TPP mà các nước sắp ký kết. Nhật Bản tiếp tục là thị trường tiềm năng với nhiều khung pháp lý thuận lợi, thúc đẩy thương mại giữa hai nước nhưng các chuyên gia cũng lưu ý với các doanh nghiệp rằng Nhật Bản có cơ chế bảo hộ thị trường, đặc biệt là nông sản cực kỳ tinh vi.

Hơn nữa, Nhật Bản có một hệ thống phân phối phức tạp, chi phí xúc tiến thương mại, điều tra thị trường cao, thị trường tiêu thụ trải dài trên hàng ngàn hòn đảo với quy mô và tập quán tiêu dùng khác nhau sẽ gây khó cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường này.

Về vấn đề này, các chuyên gia cũng khuyên các doanh nghiệp nên tận dụng các kênh hỗ trợ của Việt Nam và Nhật Bản như Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Jetro, Trung tâm ASEAN – Nhật Bản, các hiệp hội ngành hàng…

Gia Miêu

lao động

Các tin tức khác

>   Gần 21 tỷ USD vốn ODA chưa được giải ngân (30/03/2014)

>   Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp: Ai là người đại diện? (29/03/2014)

>   EVN NPC: Nhiều giải pháp trong kinh doanh điện (29/03/2014)

>   Thoát bẫy thu nhập trung bình và bài học liên kết (29/03/2014)

>   Vốn ngoại đổ mạnh vào dệt may (29/03/2014)

>   Nafiqad sẽ công bố cơ sở sản xuất không đạt chất lượng (29/03/2014)

>   DOC dự kiến nâng thuế nhập khẩu đối với tôm Việt Nam (29/03/2014)

>   Đường sắt tái cơ cấu chậm nhất trong các 'ông lớn' (28/03/2014)

>   Đầu năm nhập khẩu hơn 10.000 ôtô nguyên chiếc (28/03/2014)

>   Doanh nghiệp xăng dầu có lãi (28/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật