Chủ Nhật, 23/02/2014 10:57

"Nợ ngập đầu", "ông lớn" khó tìm người mua cổ phần?

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu và cổ phần hóa DNNN là việc thoái vốn ở các tập đoàn, tổng công ty. Tuy nhiên, cái khó ở chỗ nhiều DNNN “nợ ngập đầu” và chẳng dễ trong việc tìm người mua cổ phần ...

Nhìn từ EVN

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được một năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến ngày 11/12/2013, “nhà đèn” đã hoàn tất việc thoái vốn tại Ngân hàng TMCP An Bình bằng việc chuyển nhượng thành công 25,2 triệu cổ phần với giá trị 252 tỉ đồng.

Nhiệm vụ “không mấy nhẹ nhàng” mà EVN phải làm theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt là đến năm 2015, tập đoàn này phải hoàn thành việc thoái vốn khỏi 6 công ty, gồm: Ngân hàng An Bình, Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu, Công ty Cổ phần Bất động sản Sài Gòn Vina, Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Điện lực Việt Nam. Chỉ tính riêng lĩnh vực bất động sản, EVN đang đầu tư hơn 103 tỷ đồng.

Đến hết năm 2013, EVN còn hơn 2.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngành nằm trong ngân hàng, công ty chứng khoán, tài chính… chưa được thu hồi. Trong khi đó, tính đến cuối năm 2013, EVN là “con nợ” lớn nhất của các ngân hàng thương mại trong nước khi hiện nay, tổng dư nợ tín dụng của tập đoàn này đã lên tới 144.000 tỷ đồng.

“Thảm cảnh” EVN cũng chỉ là một gam màu nếu nhìn vào toàn cảnh bức tranh đầu tư ngoài ngành của các DNNN vừa được hé mở. Chỉ tính riêng trong 3 năm (2011-2013), theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, số vốn bán được chỉ đạt 4.164 tỉ đồng (đạt 19%) trong tổng số 21.797 tỉ đồng mà các DNNN đã đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính.

Cụ thể, trong số 4.164 tỉ đồng vốn đã thu hồi, thực tế chỉ có 267 tỉ đồng bán ra bên ngoài (chiếm xấp xỉ 7%), còn lại 3.894 tỉ đồng là chuyển vốn trong nội bộ.

Lỗ cũng bán!

Theo Tổng Giám đốc SCIC Lại Văn Đạo, để đẩy nhanh tiến độ thoái vốn ngoài ngành, Chính phủ cần áp dụng một số quy định đặc thù như đã áp dụng cho SCIC mới đây theo Quyết định 2344 về tái cơ cấu doanh nghiệp này đến năm 2015. Tới nay, SCIC đã bán vốn tại 600 doanh nghiệp, thu về được 4.000 tỉ đồng trong mấy năm gần đây và giá trị thặng dư từ thoái vốn là 2.300 tỉ đồng. SCIC sẽ phải tiếp tục thoái vốn tại 390 doanh nghiệp còn lại.

Ông Phạm Viết Muôn - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho biết, theo định hướng của Chính phủ, SCIC được giao xem xét, mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính vào lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty 100% vốn nhà nước.

Giá mua theo thị trường, không cao hơn giá trị sổ sách, trừ khoản dự phòng giảm giá. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, DNNN chủ động thông báo, phối hợp với SCIC để thực hiện, phấn đấu hoàn thành trước ngày 31/12/2015.

Sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, theo đó, thoái vốn nhà nước được định hướng cho thoái vốn dưới mệnh giá sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính theo quy định, chuyển nhượng các khoản đầu tư tại công ty cổ phần chưa niêm yết có giá trị lớn theo mệnh giá; phương thức thoái vốn, lựa chọn tổ chức tài chính trung gian; thoái vốn đầu tư tại các công ty đại chúng thua lỗ ...

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc tái cơ cấu và cổ phần hóa DNNN, hàng loạt chính sách mới sẽ được ban hành. Trong quý I năm 2014, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC; Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình văn bản về chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp về bán, giao DNNN, quy chế về đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN, quy chế quản trị và công bố thông tin của Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Bộ Nội vụ trình văn bản quy định về quản lý người giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; chế độ thi tuyển, hợp đồng có thời hạn đối với Tổng Giám đốc trong doanh nghiệp 100% vốn nhà nước…

Mai Hoa

pháp luật Việt Nam

Các tin tức khác

>   Xây nhà máy nhiệt điện hơn một tỷ đôla tại Thái Bình (23/02/2014)

>   Động thổ dự án 200 triệu USD về giao thông thủy (23/02/2014)

>   Đối mặt với lạm phát cao nếu giá điện tăng 10% (22/02/2014)

>   Minh bạch giá (22/02/2014)

>   Đi để về lớn mạnh hơn (22/02/2014)

>   Những mặt hàng xuất khẩu chính tháng 1-2014 (22/02/2014)

>   Doanh nghiệp mong mỏi một nền kinh tế kỷ cương (22/02/2014)

>   Khoảng trống khó hiểu! (22/02/2014)

>   Xuất khẩu gỗ sẽ đạt hơn 6 tỷ USD năm 2014 (22/02/2014)

>   Bác đề nghị quản lý giá hàng không của Bộ Giao thông (22/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật