Thứ Bảy, 22/02/2014 15:15

Những mặt hàng xuất khẩu chính tháng 1-2014

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 1-2014 đạt 21,48 tỷ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 11,46 tỷ USD.

Diễn biến tình hình xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa theo tháng năm 2013 và tháng 1-2014.

Những mặt hàng xuất khẩu chính gồm:

Dầu thô: Lượng dầu thô xuất khẩu đạt 560 nghìn tấn, giảm 17,8% so với tháng 12-2013 và giảm 31,5% so với tháng 1-2013.Trị giá xuất khẩu mặt hàng này đạt 505 triệu USD, giảm 17,4% so với tháng 12-2013 và giảm 31,4% so với tháng 1-2013.

Trong tháng đầu tiên của năm 2014, dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang sang Australia 165 nghìn tấn, sang Nhật Bản 160 nghìn tấn, sang Malaysia 78 nghìn tấn, sang Trung Quốc 75 nghìn tấn...

Than đá: Xuất khẩu trong tháng 1 đạt khoảng 978 nghìn tấn, giảm 32,8% so với tháng 12-2013 và giảm 18,8% so với tháng 1-2013; trị giá xuất khẩu là 71,1 triệu USD, giảm lần lượt là 29,3% và 12,2%.

Xuất khẩu than đá của Việt Nam trong tháng 1-2014 chủ yếu sang 3 thị trường chính: Trung Quốc với 777 nghìn tấn, Nhật Bản với 118 nghìn tấn, Hàn Quốc với 56 nghìn tấn. Tính chung, lượng than đá xuất khẩu sang 3 thị trường này chiếm 97,3% tổng lượng than đá xuất khẩu của cả nước.

Hàng dệt may: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đầu tiên của năm 2014 đạt hơn 1,9 tỷ USD, tăng 10,6% so với tháng trước và tăng 21,7% so với tháng 1-2013. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 1,13 tỷ USD, chiếm 59,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2013 lần lượt là 955 triệu USD và 23,3%; 302 triệu USD và 26,4%; 228 triệu USD và 10,4%.

Hàng giày dép: Kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này trong tháng đạt 860 triệu USD, giảm 7,1% so với tháng 12-2013 và tăng 5,9% so với tháng 1-2013. Trị giá xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 614 triệu USD, chiếm 71% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.

Các đối tác thương mại chính nhập khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam là: EU với 328 triệu USD, tăng 11,1%; Hoa Kỳ với 248 triệu USD, tăng 4,5%; Nhật Bản với 56 triệu USD, tăng 41,1%; Trung Quốc với 42 triệu USD, tăng 17,5% so với tháng 1-2013.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 1-2014 là 534 triệu USD, giảm 16,4% so với tháng 12-2013 và tăng 9,4% so với tháng 1-2013.

Trong tháng đầu tiên của năm 2014, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhóm hàng này nhiều nhất của Việt Nam với 187 triệu USD, tăng 2,4% so với tháng 1-2013; tiếp theo là Trung Quốc với 91 triệu USD, tăng 55,6%; EU nhập khẩu 86 triệu USD, giảm 6,1%; Nhật Bản với 68 triệu USD, tăng 1,1%; Hàn Quốc với 36,5 triệu USD, tăng 37,5%;... so với cùng kỳ năm 2013.

Thuỷ sản: Xuất khẩu mặt hàng này trong tháng đạt 584 triệu USD, giảm 11,9% so với tháng 12-2013 và tăng tới 22,2% so với tháng 1-2013.

Xuất khẩu thuỷ sản của nước ta trong tháng 1-2014 sang thị trường Hoa Kỳ đạt 156 triệu USD, tăng 96,6%; sang EU đạt 96,5 triệu USD, tăng 11,8%; sang Nhật Bản đạt 87,3 triệu USD, tăng 22,1%; sang Hàn Quốc đạt 48 triệu USD, tăng 30,9% so với tháng 01/2013. Tổng giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang 4 thị trường này chiếm 66,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước.

Gạo: Xuất khẩu gạo trong tháng đạt 369 nghìn tấn với trị giá là 176 triệu USD, giảm 4,9% về lượng và giảm 6,0% về trị giá so với tháng 12-2013. So với tháng 1-2013, xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm 17,1% về lượng và giảm 13,6% về trị giá.

Trong tháng 1-2014, gạo Việt Nam chủ yếu xuất sang các thị trường: Philippines đạt 204 nghìn tấn, tăng gần 8 lần; Trung Quốc với 65 nghìn tấn, giảm 60,7%; Cu Ba với 22 nghìn tấn, giảm 59,3%; Hồng Kông với 11 nghìn tấn, giảm 42,4%... so với tháng 1-2013.

Cao su: Lượng xuất khẩu cao su trong tháng đạt 65,3 nghìn tấn với trị giá 135 triệu USD, giảm 48,3% về lượng và giảm 51% về trị giá so với tháng 12/2013; so với tháng 1-2013, xuất khẩu cao su giảm 39,5% về lượng và 54% về trị giá.

Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu và tiêu thụ cao su của Việt Nam trong tháng 1-2014 với 29 nghìn tấn, chiếm 44% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tiếp theo là Malaysia 11,5 nghìn tấn, Ấn Độ 4 nghìn tấn, Hoa Kỳ 3,7 nghìn tấn, Hàn Quốc gần 2,5 nghìn tấn...

Điện thoại các loại và linh kiện: Xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 1-2014 đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng 38,3% so với tháng 12-2013 và tăng 14,6% so với tháng 1-2013.

Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện xuất xứ của Việt Nam trong tháng là EU với 579 triệu USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2013; chiếm 34% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo làcác Tiểu vương Quốc Ảrập Thống nhất với 254 triệu USD, tăng 7,9%; Hoa Kỳ với 127 triệu USD, tăng gấp hơn 10 lần; Nga với 75,2 triệu USD, giảm 8,8%... so với cùng kỳ năm 2013.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng trong tháng 1-2014 đạt 749 triệu USD, giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 14,9% so với tháng 1-2013.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam chủ yếu xuất sang các thị trường sau: EU với 150 triệu USD, giảm 28,6%; sang Trung Quốc với 137 triệu USD, giảm 30,7%; sang Hoa Kỳ với 116 triệu USD, tăng 16,2% ... so với tháng 1-2013.

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 148 triệu USD, giảm 32% so với tháng trước nhưng tăng tới 25,2% so với tháng 1-2013.

Trong tháng đầu năm 2014, Hồng Kông là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam với trị giá đạt 133 triệu USD, tăng 7,6% so với tháng 1-2013 và chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Bảo Nhi

báo hải quan

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp mong mỏi một nền kinh tế kỷ cương (22/02/2014)

>   Khoảng trống khó hiểu! (22/02/2014)

>   Xuất khẩu gỗ sẽ đạt hơn 6 tỷ USD năm 2014 (22/02/2014)

>   Bác đề nghị quản lý giá hàng không của Bộ Giao thông (22/02/2014)

>   Tháng 2, cả nước nhập siêu khoảng 1,2 tỷ USD (22/02/2014)

>   Xây dựng mới hơn 1.600 công trình thủy lợi ở Tây nguyên (22/02/2014)

>   Thị trường bánh kẹo: Đường đã bớt ngọt? (21/02/2014)

>   Chủ tịch Quốc hội: “Làm gì có doanh nghiệp của Bộ Giao thông Vận tải” (21/02/2014)

>   Đàm phán TPP: Mỹ tập trung rào cản thương mại nông sản (21/02/2014)

>   Mức thuế sơ bộ chống bán phá giá ống thép dẫn dầu là 9,57% và 111,47% (21/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật