Chủ Nhật, 12/01/2014 18:02

“Vào vụ” cùng mía đường

Nếu như niên vụ mía đường 2013 – 2014 đã được khởi động từ tháng 10/2013 ở khu vực ĐBSCL thì những ngày đầu năm 2014 mới vào vụ thu hoạch mía của các nhà máy đường khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Cần có chính sách quy hoạch vùng nguyên liệu trồng mía theo cánh đồng mẫu lớn như nhà nước đã làm với cây lúa mới đây mới mong nâng cao chữ đường, giúp đường VN cạnh tranh về giá so với các nước.

Quy hoạch vùng nguyên liệu - bài toán đố

Qua chỉ dẫn từ người bạn đồng nghiệp của báo Khánh Hòa, chúng tôi tìm đến nhà riêng ông Nguyễn Thiết Hùng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 1990 – 1999, người đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy đường Cam Ranh vào những năm 1997.

Theo ông Hùng, chính những chính sách xây dựng các vùng nguyên liệu hiện còn nhiều bất cập và chưa có một cơ chế rõ ràng nên hiện tại và mãi mãi ngành mía đường VN khó có thể cạnh tranh được với các quốc gia như Brazil, Ấn Độ, Thái Lan…

Ông Hùng dẫn chứng, hạt gạo Việt tuy vẫn đang nằm trong top những quốc gia XK nhất nhì thế giới, nhưng để người nông dân tự vật lộn với giá vật tư nông nghiệp tự do trên thị trường, rồi giống, kỹ thuật canh tác để rồi càng sản xuất càng thua lỗ do giá bán thấp hơn giá sản xuất. Rồi đến ngành điều cũng vậy, nhưng khi nhìn kỹ lại thì hơn 90% điều nguyên liệu đều phải nhập khẩu. Như vậy chúng ta chỉ là người làm gia công thôi.

Trở lại với cây mía, theo ông Hùng, Nhà nước lên kế hoạch từ nay đến năm 2020 phải phát triển 300.000 ha đất trồng mía. Nhưng đất lại do dân sở hữu. Muốn dân trồng mía thì các nhà máy đường buộc phải mua mía giá cao. Nếu không thì dân không trồng mía. Không chỉ vậy, ít khi được người dân trồng ở những vùng đất bằng phẳng, đất màu mỡ mà thường bị đẩy vào những vùng đất cằn cỗi, đất bạc màu nên sau thu hoạch chữ đường đạt không cao. Cho dù các nhà máy đường có cố gắng đầu tư nghiên cứu ra những giống mía cao sản, mía chất lượng cao đi nữa thì chất lượng mía cũng chỉ đạt dưới 10CCS. Đó là một bài toán đố cho ngành mía đường VN.

Theo ông Hùng, muốn các nhà máy đường cạnh tranh tốt về giá thì nhà nước nên xây dựng những chính sách theo hướng cánh đồng mẫu lớn như mới đây nhà nước đã làm với cây lúa. Đồng thời đừng coi cây mía là cây xóa nghèo mà hãy coi là một cây thương phẩm như các loại nông sản khác, để từ đó chúng ta sẽ điều phối hợp lý trên mỗi diện tích cây trồng. Nếu làm được như vậy thì ngành mía đường mới có cơ may cạnh tranh được với đường nước ngoài. Bởi sắp tới đây, theo cam kết sẽ phải giảm thuế, việc cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn khi mà cánh cửa FTA, TPP mở rộng chắc chắn giá đường sẽ giảm và ngành mía đường VN cùng với các DN và hộ trồng mía sẽ phải giải bài toán về giá.

Thiếu chính sách bảo hộ cây mía

Trở lại nhà máy, chúng tôi được ông Đỗ Thành Liêm - Tổng Giám đốc KSC, đồng thời là Phó Chủ tịch Hiệp hội mía đường VN cho biết, để chuẩn bị cho hội nhập, các DN mía đường VN từ lâu cũng đã ý thức được rằng phải hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, DN chỉ có thể tác động vào giá trong công nghiệp sản xuất. Trong khi phần công nghiệp sản xuất chỉ tác động khoảng 20- 25% giá thành đường, còn lại giá nguyên liệu mía đầu vào lại tác động tới 75-80%.

Thực tế, các nhà máy đường hiện trong nước phần lớn đã mở rộng công suất và hiện đại hóa công nghệ cũng như thiết bị chứ không còn dây chuyền cũ như hồi mới xây dựng. Qua so sánh thì thấy, công nghệ và thiết bị của một số nhà máy của VN như Lam Sơn (LSS), Việt Đài, Tate&Lyle Nghệ An, KCP, KSC, Bourbon Tây Ninh (SBT)… không thua kém nhiều nước trên thế giới, thậm chí còn hiện đại và tốt hơn, chất lượng sản phẩm cũng không thua kém so với thế giới. Như vậy tính cạnh tranh kém của ngành đường VN chính là ở phần cây mía nguyên liệu, chứ không phải ở nhà máy. Do vậy, đối với KSC, chúng tôi buộc phải ép người trồng mía phải tự nâng kỹ thuật canh tác lên để nâng cao chất lượng cây mía theo tiêu chuẩn từ 10CCS trở lên.

Cũng theo ông Liêm, trên thế giới hiện nay, ngay cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì nhà nước vẫn duy trì bảo hộ cho nông nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể tại các nước Mỹ, Úc, Nga, Nam Phi, Mexico, Colombia, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật… vẫn duy trì các biện pháp bảo hộ ngành đường để bảo vệ nông dân và ngành kinh tế trong các lĩnh vực như kiểm soát thị trường nội địa, nhập khẩu, hỗ trợ XK, tài chính… Trong khi đó tại VN, điều đáng nói, từ nhiều năm nay, mặc dù nhà nước chưa có chính sách trực tiếp bảo hộ nông dân trồng mía, thì các nhà máy đường đã thực hiện điều đó. Có thể khẳng định, chưa có nông phẩm nào được bao tiêu tốt như cây mía.

Quốc Chánh

dđdn

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp xổ số không được đầu tư ngoài ngành (12/01/2014)

>   Jetstar Pacific Airlines đặt mục tiêu lãi sau nhiều năm lỗ (12/01/2014)

>   Sức mua ôtô 2013: Cú nước rút ngoạn mục (12/01/2014)

>   Tìm biện pháp chế tài doanh nghiệp FDI bỏ trốn (12/01/2014)

>   Thị trường xuất khẩu nhựa sẽ thay đổi (12/01/2014)

>   Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Giành thêm thị phần phân bón, hóa chất (11/01/2014)

>   Phía sau ngành công nghiệp điện tử (11/01/2014)

>   Thị trường điện máy: Khéo co thì sống được (11/01/2014)

>   Tăng xuất khẩu: Lấy công tác thị trường là trọng điểm (11/01/2014)

>   Doanh nghiệp chủ động đón sóng hội nhập từ TPP (11/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật