Thứ Ba, 26/11/2013 22:34

Nghịch lí vận tải biển

Việt Nam là quốc gia biển, hàng chục địa phương chạy dài từ Bắc vào Nam có "mặt tiền” là biển. Công nghiệp đóng tàu cũng như vận tải biển sớm được xác định là một trong những "mũi nhọn” của nền kinh tế. Thật đáng tiếc, sau hàng chục năm hoạt động, công nghiệp đóng tàu cũng như vận tải biển không ngừng sa sút, thậm chí có thời điểm lao dốc.

Đội tàu biển Việt Nam hiện có 1755 chiếc, với tổng trọng tải lên đến gần 7 triệu DWT. Nếu so sánh thuần túy về số lượng tàu, Việt Nam có thể sánh vai với nhiều cường quốc có bề dày phát triển phương tiện vận tải biển. Mặc dù xuất phát chậm (đi sau nhiều nước khác) nhưng Việt Nam có tỉ trọng tăng trưởng phi mã về số lượng tàu vận tải biển. Tuy nhiên khi đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như vận tải biển nói riêng, tiêu chí hàng đầu giữ vai trò quyết định phải là hiệu quả. Vì thế số lượng tàu tỉ lệ nghịch với thị phần vận tải biển, đầu tư ở mức khủng nhưng hiệu quả quá thấp, đó là hiện trạng đáng buồn.

Số lượng tàu khổng lồ, với tổng trọng tải gần 7 triệu DWT nhưng chỉ đảm nhận được vỏn vẹn 12% trong tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển. Cũng cần nhắc lại, hơn 90% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được thực hiện bằng đường biển. Nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển ngày càng tăng lên, thế nhưng năng lực hoạt động của đội tàu biển Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại, chiếm thị phần vô cùng nhỏ bé, thậm chí càng ngày càng sa sút. Hầu hết hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (chiếm hơn 80%) do các hãng tàu biển nước ngoài đảm nhận chuyển chở, trong khi phương tiện vận tải biển nội địa thì … treo tàu. Chiếm thị phần ở mức nhỏ nhoi, thua đậm trên sân nhà, sự thật đắng cay ấy cứ đeo bám ngành vận tải biển năm này qua năm khác.

Chuyển chở hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển đòi hỏi phải có đội tàu container đủ số lượng và bảo đảm chất lượng. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam làm theo cách chẳng giống ai, trái ngược nhu cầu thực tế. Hiện thời số tàu container vận tải biển của Việt Nam chiếm tỉ lệ chưa được 5%, còn lại là tàu chở hàng rời.

Đội tàu container (nằm trong tổng số hơn 1750 chiếc tàu vận tải biển) chỉ có 2 tàu có sức chứa 1700 TEU, còn lại sức chứa dưới mức 1000 TEU. Đây là cách làm mang tính " cá biệt” của Việt Nam. Hoạt động khá lâu năm, ngốn hết khoản vốn đầu tư cực lớn, đến nay đội tàu biển Việt Nam vẫn chưa có loại tàu chuyên dụng chuyên chở các mặt hàng đặc dụng như khí hóa lỏng, gas, hóa chất, xi măng… thế là đành phải "nhường sân” cho tàu nước ngoài ngay tại thị trường nội địa.

Bá Tân

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Vốn điều lệ của Vinachem được nâng lên 16.000 tỷ đồng (26/11/2013)

>   Thủy sản Sông Hậu đón công nhân trở lại làm việc (26/11/2013)

>   Phạt đến 100 triệu đồng nếu DN vi phạm về TMĐT (26/11/2013)

>   Vẫn cần vốn ODA để phát triển bền vững và tránh bẫy “thu nhập trung bình” (26/11/2013)

>   Vận hành các hồ thủy điện: Đã có câu trả lời (26/11/2013)

>   Doanh nghiệp logistics Việt: Vật vã tìm lối thoát (26/11/2013)

>   Có 14 cảng biển loại I, 17 cảng biển loại II và 13 loại III (26/11/2013)

>   Vinacomin: Thoái vốn…nỗi lo cận kề? (26/11/2013)

>   Bán vốn nhà nước- Nên hay không? (26/11/2013)

>   Tù mù vốn điện (26/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật