Thứ Ba, 26/11/2013 09:25

Vinacomin: Thoái vốn…nỗi lo cận kề?

Theo Quyết định 1191/Vinacomin-TCCB ngày 6/3/2013 của Hội đồng thành viên Vinacomin, một loạt đơn vị trực thuộc ngành Than hoạt động không phù hợp với mục tiêu chính của Ngành sẽ phải thoái vốn. Đây là chủ trương nhằm tăng sức cạnh tranh, hiệu quả và phát triển bền vững của Vinacomin. Tuy nhiên, bên cạnh những cái ưu vẫn còn đó những nỗi lo.

Công ty cổ phần Cơ khí Uông Bí sẽ là một trong những công ty chịu thoái vốn từ công ty mẹ

Đang phát triển…

Công ty CP Cơ khí Ô tô Uông Bí là đơn vị trực thuộc Cty TNHH MTV than Uông Bí –Vinacomin. Đây là DN Nhà nước được cổ phần hóa từ năm 2007. Từ đó đến nay, công ty đã có những phát triển đáng ghi nhận: Trước CPH vào năm 2006, DN này chỉ đạt doanh thu 40,7 tỷ đồng, thì sau 7 năm (2006 – 2013) CPH, doanh thu tăng 7 lần, ở mức hơn 800 tỷ đồng vào năm 2013, tiết kiệm chi phí từ 10 – 20 %/năm. Đặc biệt, trong 2 năm sau CPH, năm 2007, công ty đã đạt tốc độ tăng trưởng 284% so với năm 2006; năm 2008 tiếp tục tăng trưởng 214%...

Là một đơn vị làm dịch vụ sửa chữa các loại ô tô trong và ngoài ngành than, sản xuất một số thiết bị cho ngành như ắc quy kiềm, mũ lò…Công ty CP Cơ khí Ô tô Uông Bí vẫn đảm bảo được đời sống và việc làm cho khoảng 500 lao động trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Llà một trong hai đơn vị thành viên của Công ty than Uông Bí, Công ty CP Sản xuất và Thương mại Than Uông Bí cũng giống công ty mẹ đang có tốc độ phát triển khá tốt sau CPH. Nếu như năm 2008: doanh thu của Công ty mới đạt gần 330 tỷ đồng; thu nhập bình quân đạt 3,5 triệu đồng/người/tháng thì năm 2012: doanh thu hơn 752 tỷ đồng; thu nhập 7,5 triệu đồng/người/tháng.

Cty CP Sản xuất và Thương mại Than Uông Bí không những phục vụ tốt cho các dịch vụ của Công ty mẹ mà còn bươn trải ra ngoài làm dịch vụ vận tải than và vật liệu xây dựng; sản xuất gạch gốm, vật liệu xây dựng…để tạo nguồn thu. Đặc biệt hơn là Công ty đã tiếp nhận hơn 300 lao động dôi dư từ ngành Than thải ra; đảm bảo tốt an sinh xã hội.

Sẽ đi về đâu?

Tuy nhiên, tất cả các đơn vị trực thuộc và được ngành Than góp vốn nhưng kinh doanh không theo định hướng chính của Ngành sẽ bị các công ty mẹ thoái vốn trong nay mai theo Đề án tái cơ cấu Tập đoàn năm 2012 – 2015 để tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Như vậy, theo đề án trên, Vinacomin nói chung và Công ty TNHH MTV than Uông Bí sẽ phải thoái vốn cở các công ty con. Chỉ tính riêng ở 2 công ty trên, số vốn phải thoái lên tới hơn 14 tỷ đồng. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, nếu "bị mất" số vốn lớn như vậy, kế hoạch kinh doanh của 2 đơn vị phụ thuộc này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng…và bị ảnh hưởng trực tiếp nhất là hơn 800 người lao động.

Nói một cách khác, khi rút về 14 tỷ đồng tiền góp vốn (vai trò nhà đầu tư chiến lược), chưa biết số tiền được rút về có được sử dụng hiệu quả hay không nhưng 2 đơn vị bị thoái vốn chắc chắn sẽ lao đao vì thiếu vốn, thiếu việc làm và thiếu định hướng chiến lược, đời sống người lao động bị ảnh hưởng và Nhà nước cũng bị giảm nguồn thu từ 2 DN này và có một thực tế là mặc dù công ty mẹ chỉ chiếm 49% giá trị vốn điều lệ, nhưng các DN trên phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn việc làm, doanh thu từ Công ty mẹ.

Giải pháp nào?

Ông Đoàn Văn Kiển - nguyên Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cho rằng: “Theo tôi, tái cơ cấu Tập đoàn cần phải xét trên góc độ tính hiệu quả sản xuất cùng với trách nhiệm xã hội của DN Nhà nước. Việc giữ cho 80 ngàn lao động có đủ việc làm và tăng sản lượng khai thác than từ 40 triệu tấn/năm lên 60 triệu tấn/năm bằng cách cơ cấu lại sản xuất thật tốt mới là việc cần làm. Chứ tái cơ cấu mà vì đó hàng ngàn lao động bị mất việc thì vô hình chung lại tạo ra mâu thuẫn xã hội khác, và như vậy chẳng khác nào “gọt chân cho vừa giày”.

Việc hình thành một số DN cổ phần trong ngành Than là một chủ trương đúng đắn từ nhiều năm trước nhằm chuyển một số lao động dôi dư khi sắp xếp lại sản xuất, đảm bảo DN tiếp tục phát triển, người lao động có việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Hiện nay, nguyện vọng của người lao động trong các DN bị Tập đoàn thoái vốn đều mong muốn được đối xử bình đẳng như tất cả những người lao động trong các đơn vị khác trong Ngành như: được tham gia đóng quỹ đổi mới, cơ cấu lao động từ năm 2012 về trước (theo Quy chế 618/QĐ-HĐTV ngày 16/4/2013 của Hội đồng thành viên Vinacomin. Theo đó, người lao động trong ngành Than được đóng quỹ này và được hưởng hỗ trợ một lần nếu về hưu trước tuổi).

Cần phải có sự cam kết của Tập đoàn về trách nhiệm xã hội, bảo đảm rằng việc thoái vốn phải có lộ trình từ 2-3 năm, và các DN bị thoái vốn sẽ được ký hợp đồng phối hợp kinh doanh hàng năm để tiếp tục phát triển bền vững.

Văn Nguyễn

dđdn

Các tin tức khác

>   Bán vốn nhà nước- Nên hay không? (26/11/2013)

>   Tù mù vốn điện (26/11/2013)

>   Bảo hộ mía đường, người dùng chịu thiệt hàng ngàn tỉ đồng (26/11/2013)

>   Doanh nghiệp FDI tăng đầu tư cho vùng nguyên liệu (26/11/2013)

>   Hết tiền ăn chơi, nhà hàng phá sản cả loạt (26/11/2013)

>   Phát triển điện gió còn nhiều thách thức (26/11/2013)

>   Dự báo giá gas tăng mạnh, đại lý ồ ạt lấy hàng (25/11/2013)

>   Xuất khẩu nông, lâm-thuỷ sản đạt hơn 25 tỷ USD (25/11/2013)

>   Vốn FDI đã vượt mốc 20 tỷ USD (25/11/2013)

>   Agribank tài trợ 1.600 tỷ đồng kinh doanh lương thực (25/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật