Thứ Ba, 14/05/2013 18:05

Góc nhìn 15/05: Sẽ còn giảm sâu?

Các công ty chứng khoán cho rằng áp lực bán đang gia tăng, đây được xem là tín hiệu tiêu cực và VN-Index có nguy cơ thủng các ngưỡng kháng cự tiếp theo. Hầu hết các khuyến nghị đều là đóng vị thế mua.

Đóng trạng thái mua

CTCP Chứng khoán MB (MBS): Lực bán mạnh lên trong phiên 14/05 khiến thị trường giảm khá mạnh. Trong phiên, HNX-Index có lúc giảm gần 2%, chỉ số hình thành nến đen có bấc dưới ngắn. Các chỉ báo kỹ thuật đều biến động theo hướng giảm.

Đáng chú ý trên VN-Index, đường trung bình động 20 ngày cắt xuống phía dưới đường 50 ngày. Diễn biến của thị trường hiện tại đang không ủng hộ cho sự hình thành của xu hướng tăng. Do đó nhà đầu tư cân nhắc đóng trạng thái mua để tránh rủi ro. Phục hồi thiếu bền vững.

Tiếp tục sụt giảm

CTCP Chứng khoán BIDV (BSI): Chốt phiên 14/05, VN-Index giảm 5.08 điểm (-1.04%) xuống 483.85 điểm; HNX-Index giảm 0.77 điểm (-1.27%) xuống 59.89 điểm. Thanh khoản tăng nhẹ, loại trừ thỏa thuận, khối lượng khớp lệnh đạt 44 triệu đơn vị trên HOSE và 31 triệu trên HNX. Tổng giá trị khớp lệnh trên cả 2 sàn lên mức gần 900 tỷ đồng.

BSI cho rằng quá trình phục hồi từ vùng 466.78 là bước phục hồi trong xu thế giảm và trong thời điểm hiện tại thị trường đang hình thành bước chuyển để tiếp tục xu thế giảm đã hình thành trước đó. Chỉ số VN-Index được dự báo sẽ tiếp tục quá trình sụt giảm, và mức sụt giảm hướng tới 02 vùng hỗ trợ, vùng 1 thuộc phạm vi 455 điểm, và vùng 2 thuộc phạm vi 440 – 445 điểm. Việc mua hiện tại không được đề xuất.

Có thể giảm sâu hơn

Công ty chứng khoán ACB (ACBS): VN-Index bất ngờ giảm liên tục trong phần lớn thời gian ngày 14/05 trước khi một đợt hồi phục khá cuối phiên giúp VN-Index lấy lại một phần số điểm.

Mặc dù VN-Index vẫn đóng cửa trên mức 483, nhưng khối lượng giao dịch tăng cho thấy áp lực bán gia tăng. Như vậy, hỗ trợ nhỏ 483 có thể sớm bị xuyên thủng trong phiên tới và VN-Index sẽ giảm sâu hơn.

Tương tự, một đợt hồi phục khá mạnh cuối phiên cũng giúp HNX-Index đóng cửa trên hỗ trợ nhỏ 59.6. Tuy nhiên, phiên giảm điểm với khối lượng lớn cho thấy áp lực bán gia tăng, là tín hiệu cảnh báo tiêu cực cho xu hướng của thị trường trong các phiên tới.

Tích lũy

CTCP Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE): Sau giai đoạn đi ngang, thị trường giảm điểm đáng kể trong phiên 14/5. Tại mức thấp nhất, VN-Index chỉ còn 480.8 điểm, giảm tới 1.7% và đã xuyên qua đường MA 50 ngày. Đợt hồi phục trước khi đóng cửa giúp chỉ số này hồi phục và đóng cửa ngay chạm đường MA, qua đó ở trạng thái mong manh trên hỗ trợ này.

Với việc thị trường hầu như đi ngang trong suốt gần hai tuần gần nhất, MBKE thấy động lực tăng của thị trường đang giảm dần. Khối lượng giao dịch có tăng lên đáng kể so với giai đoạn trầm lắng trước, nhưng không vượt qua được ngưỡng trung bình 50 ngày, mốc đánh dấu dòng tiền trở lại thị trường. Như vậy, MBKE cho rằng thị trường đã thoát khỏi giai đoạn điều chỉnh trước, nhưng đang ở một mô hình tích lũy mà cạnh dưới ở mức 460 điểm.

MBKE cho rằng các nhà đầu tư nên ngừng mở các vị thế mua mới do động lực tăng giá của thị trường đang chậm dần. Họ có thể lựa chọn giữ các vị thế hiện có. Nhìn chung, trong một giai đoạn tích lũy, việc nắm giữ cổ phiếu, dù ít tạo ra lợi nhuận, cũng không quá rủi ro.

Giai đoạn nhạy cảm, khó nắm bắt

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Sau nhiều phiên giao dịch với diễn biến tăng giảm xen kẽ, thị trường bất ngờ mất điểm mạnh trong ngày 14/05. Ngay từ thời điểm đầu phiên thị trường đã giảm điểm nhẹ, những nỗ lực hồi phục sau đó gần như không đáng kể khiến bên bán mất dần tính kiên nhẫn và bán ra mạnh vào cuối phiên. Diễn biến giao dịch cũng không có nhiều khởi sắc và khá chậm rãi kéo theo đó thanh khoản chỉ duy trì ở mức trung bình.

Thị trường quay đầu giảm điểm sau nhiều ngày với diễn biến thăm dò và gặp khó khăn tại ngưỡng kháng cự quan trọng. Áp lực bán có dấu hiệu tăng dần và nhiều cổ phiếu đang thiếu động lực sau giai đoạn phục hồi vừa qua. Thanh khoản trồi sụt theo từng phiên và vẫn chưa có dấu hiệu về sự trở lại mạnh mẽ của dòng tiền đầu cơ. Thông tin vĩ mô và vi mô của doanh nghiệp cũng dần được công bố không còn gây bất ngờ cho thị trường trong ngắn hạn tuy nhiên xu hướng sắp tới phụ thuộc vào yếu tố thanh khoản để có khẳng định dòng tiền quay trở lại, nếu không tiếp tục được cải thiện thì sẽ khó có thể vượt qua vùng giá hiện tại.

Đây là giai đoạn nhạy cảm và khó nắm bắt vì vậy nhà đầu tư nên tham gia với một phần nhỏ danh mục của mình vào việc bắt đáy một số cổ phiếu đầu cơ nếu xảy ra diễn biến giảm điểm mạnh trong phiên, bên cạnh đó theo dõi thêm về yếu tố thanh khoản và động thái của nhà đầu tư nước ngoài để ra quyết định cụ thể.

Mỹ Hà tổng hợp (Vietstock)

Ffn

Các tin tức khác

>   Ngày 14/05: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (14/05/2013)

>   Góc nhìn 14/05: Còn tích lũy? (13/05/2013)

>   Góc nhìn 13 – 17/05: Đi ngang? (12/05/2013)

>   Góc nhìn 10/05: Xu hướng chính vẫn chưa được xác định? (09/05/2013)

>   Chuyên gia Nhật Bản nhận định về triển vọng kinh tế và chứng khoán Việt Nam (09/05/2013)

>   Ngày 09/05: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (09/05/2013)

>   Góc nhìn 09/05: Tiếp tục giằng co trong biên độ hẹp? (08/05/2013)

>   Góc nhìn 08/05: Giảm hay tiếp tục bứt phá? (07/05/2013)

>   Ngày 07/05: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (07/05/2013)

>   Góc nhìn 07/05: Đợt điều chỉnh giảm đã kết thúc (06/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật