Thứ Năm, 02/05/2013 19:03

Góc nhìn 03/05: Khó hồi phục trong ngắn hạn?

Thanh khoản trong phiên giao dịch ngày 02/05 chạm mức thấp nhất từ đầu tháng 12/2012 làm cho nhiều chuyên gia tỏ ra quan ngại về viễn cảnh thị trường trong ngắn hạn. Tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng áp lực giảm sẽ sớm kết thúc và thị trường sẽ hồi phục trở lại.

Khả năng hồi phục thấp

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Thanh khoản của thị trường tụt xuống thấp nghiêm trọng, đây là mức thấp nhất kể từ đầu tháng 12/2012. NĐT nước ngoài trong phiên hôm nay cũng mua ròng khá mạnh với giá trị là 154 tỷ đồng; lượng mua vào tập trung ở cổ phiếu MSN với 1.449.660 đơn vị qua giao dịch thỏa thuận.

Thanh khoản trong những phiên gần đây có dấu hiệu suy kiệt và tụt xuống mức khá thấp làm ảnh hưởng đến xu thế phục hồi chung của thị trường khi hai chỉ số chính là VN-Index và HNX-Index đang gặp khó khăn ở những ngưỡng kháng cự quan trọng.

Dòng tiền hiện tại khá yếu và chưa thật sự sẵn sàng tham gia thị trường khi mà các thông tin từ vĩ mô đến vi mô đang được công bố và dần bão hòa. Tâm lý NĐTcũng đã thận trọng hơn sau những phiên thị trường sụt giảm bất ngờ.

Vì vậy FPTS cũng không đánh giá cao khả năng hồi phục của thị trường nếu thanh khoản không được cải thiện trong những phiên sắp tới. Theo đó, FPTS tiếp tục khuyến nghị NĐT duy trì sự thận trọng, chờ đợi những tín hiệu tiếp theo từ thị trường và khối ngoại; việc giải ngân vẫn cần hạn chế, tránh trường hợp mua đuổi giá cao trong các phiên hồi phục kỹ thuật.

Còn giảm nhưng không kéo dài

Công ty Chứng khoán ACB (ACBS): Nhà đầu tư tiếp tục do dự khiến khối lượng giao dịch trên HSX xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. VN-Index di chuyển chậm chạp và không có biến động mạnh nào xảy ra.

Kết quả, không có tín hiệu kỹ thuật quan trọng nào được hình thành nên ACBS duy trì quan điểm thận trọng trong các phiên tới. Xu hướng giảm ngắn hạn của VN-Index có thể tiếp tục nhưng có thể sẽ không kéo dài.

Tương tự, HNX-Index cũng lình xình quanh tham chiếu trong suốt phiên 02/05.

Mức giảm nhẹ cuối phiên của HNX-Index không làm thay đổi quan điểm thận trọng của ACBS về chỉ số này. HNX-Index có thể tiếp tục mất điểm trong ngắn hạn nhưng có thể sớm đảo chiều.

Hồi phục nhẹ

CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS): Thị trường chính thức bước vào tháng phiên giao dịch Tháng 5 sau một kỳ nghỉ lễ dài. Trước khi bước vào phiên giao dịch mở đầu tháng 5, thị trường đã đón nhận một số thông tin khá tích cực như giá xăng giảm nhẹ thêm 300 đồng/lít; khả năng thành lập Công ty mua bán nợ VAMC ngay trong tháng 5 từ họp báo Chính phủ Tháng 4; HSBC công bố chỉ số PMI ngành sản xuất tháng 4 tích cực với mức 51 điểm và là tháng thứ 2 liên tiếp có mức tăng trên 50 điểm.

Tuy nhiên những thông tin tích cực trên có lẽ chỉ là những đốm sáng nhỏ nhoi khi mà gần đây các chuyên gia kinh tế liên tục đưa ra những cảnh báo về kinh tế Việt Nam. Khởi đầu từ Diễn đàn kinh tế Mùa xuân 2013 và tiếp đó là những nhận định về tình hình có phần bi quan hơn nếu như công cuộc cải tổ không nhanh chóng được tiến hành.

Vì vậy có vẻ như tâm lý của NĐT hiện nay đang khá thận trọng và có xu hướng chờ đợi thêm những diễn biến tích cực có thể có trong Tháng 5 tới đây. Thị trường ngày càng giảm mạnh về thanh khoản, độ rộng của thị trường cũng được co hẹp một cách đáng kể.

Khá nhiều cổ phiếu đã sụt giảm mạnh về thanh khoản và đang định hình dần xu hướng đi ngang thời gian tới. Tuy nhiên ở một vài nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, DPM... vẫn tiềm ẩn xu hướng giảm điểm và điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới chỉ số VN-Index thời gian tới.

Do đó xu hướng của tháng 5 tới đây khả năng nhiều cổ phiếu sẽ tách khỏi sự lệ thuộc với chỉ số. Vì thế NĐT cần lưu ý trước khi bán đi cổ phiếu của mình và đồng thời cần có kế hoạch thật rõ ràng. Những thông tin tích cực xuất hiện thị trường có thể tạo ra những nhịp hồi phục nhẹ và điều này thực sự thích hợp hợp với NĐT nhanh nhẹn trong lướt sóng.

Vẫn trong xu hướng giảm dài

CTCP Chứng khoán BIDV (BSI): Diễn biến giao dịch trên cả 2 sàn đều không có điểm nhấn đáng chú ý. Trên HNX các mã chủ chốt đa phần giữ tham chiếu, Chốt phiên có 84 mã tăng/84 mã giảm. Trên HSX, hầu hết các bluechip lớn đều giảm điểm trừ HPG, MSN, OGC, VIC tăng điểm. Các mã DQCMPC hôm nay giảm sàn. Chốt phiên có 86 mã giảm/ 126 mã tăng.

BSI cho rằng xu thế giảm dài của thị trường vẫn chưa chấm dứt. Việc quan sát thị trường để thoát khỏi vị trí nắm giữ cổ phiếu là cần thiết vào lúc này. Việc mua vào chưa được đề xuất.

Không nên bắt đáy!

CTCK Maybank KimEng (MBKE): Sau khi trở lại từ kỳ nghỉ lễ kéo dài, thị trường tiếp tục có 1 ngày giảm điểm và thể hiện dấu hiệu suy yếu. Đặc biệt, các cổ phiếu bluechip và các cổ phiếu có beta cao tiếp tục giảm thế hiệu tâm lý thị trường đang yếu và dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.

MBKE cho rằng, nếu VN-Index giảm qua vùng 465 sẽ kéo theo rủi ro giảm giá mạnh trên VN-Index. Ngày 2/5 cũng chứng kiến khối lượng giao dịch thấp với chỉ 25,8 triệu CP trên HOSE và 14,8 triệu CP trên HNX được giao dịch, đây đều là mức thấp hơn so với trung bình 50 ngày gần nhất. Với tình hình thanh khoản như vậy, chưa thể kỳ vọng về triển vọng vững chắc hơn của thị trường.

Ngày 2/5, chỉ số PMI được công bố với 51 điểm, đây là tháng thứ 2 liên tiếp chỉ số này trên mức 50 điểm (một cột mốc thể hiện tín hiệu lạc quan với chỉ số sản xuất công nghiệp). Mặc dù tín hiệu tốt từ chỉ số PMI, nhưng thị trường vẫn giảm điểm do kết quả kinh doanh quý I và kế hoạch kinh doanh 2013 của nhiều công ty niêm yếu vẫn chưa thể hiện dấu hiệu lạc quan. Thị trường chỉ lạc quan hơn nếu tăng trưởng tín dụng trở lại và kết quả kinh doanh các công ty sáng sủa hơn.

Về mặt kỹ thuật, thị trường vẫn tiếp tục tín hiệu giảm và bắt đầu bước vào vùng quá bán, các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục xấu đi thể hiện chưa có dấu hiệu đảo chiều trên cả 2 sàn. Vì thế, hành động hợp lý là tiếp tục chờ đợi thay vì bắt đáy.

Chưa có dấu hiệu tích cực

Công ty Chứng khoán MB ( MBS): HNX-Index gần như không thay đổi phiên 02/05 khi chỉ giảm 0.06 điểm. Độ rông của thị trường không thay đổi với số mã tăng và giảm bằng nhau. Thêm vào đó, khối lượng giao dịch thấp kỷ lục cho thấy thị trường vẫn chưa thu hút được NĐT quay trở lại.

Thị trường vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ tích cực hơn trong những phiên tới. Việc mua vào trong thời điểm này có lợi thế là ít phải cạnh tranh về giá nên lợi nhuận sẽ lớn hơn khi thị trường phục hồi. Tuy nhiên lợi thế này có lẽ cũng không phải là lớn để NĐT sẵn sàng chấp nhận những rủi ro hiện tại.

Sanh Tín tổng hợp (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Cơ hội tháng 5 (02/05/2013)

>   Góc nhìn 26/04: Xu hướng tăng trở lại vẫn chưa xác định (25/04/2013)

>   Ngày 25/04: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (25/04/2013)

>   Góc nhìn 25/04: Kịch bản giảm điểm vẫn còn? (24/04/2013)

>   Góc nhìn 24/04: Phục hồi trong e ngại (23/04/2013)

>   Ngày 18/04: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn kỹ thuật (23/04/2013)

>   Góc nhìn 23/04: Sẽ còn điều chỉnh trước khi hồi phục? (22/04/2013)

>   Khối ngoại đang dành sự quan tâm đặc biệt đến TTCK Việt Nam (22/04/2013)

>   Cần ít nhất một nhịp giảm nữa mới có sóng hồi (22/04/2013)

>   Góc nhìn 22 – 26/04: Dòng tiền đang rút chạy? (21/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật