Thứ Ba, 05/03/2013 09:08

Kinh tế Việt Nam: Sẽ sớm hồi phục hay còn trì trệ kéo dài?

Nếu xem mức tăng trưởng dưới trung bình là dấu hiệu nền kinh tế đang trì trệ, thì nhiều khả năng tình trạng này sẽ còn kéo dài trong thời gian tới.

* HSBC: Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế tốt nhất châu Á

* Giữ lạm phát dưới mức 6,81% - nhiệm vụ khó khả thi

* Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?

Kinh tế Việt Nam vẫn đang trì trệ!

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007 – 2008 đã để lại nhiều hệ lụy rất tiêu cực lên sức khỏe nền kinh tế thế giới, và Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ.

Kể từ gói kích thích kinh tế “khủng” trong năm 2009, tăng trưởng GDP của Việt Nam đã bật lên mức trung bình nhưng sau đó lại có dấu hiệu suy yếu dần (biểu đồ bên dưới).

Sau một thời gian dài trì hoãn, nền kinh tế hiện chính thức bước vào năm bản lề của lộ trình tái cơ cấu; và đây cũng là cơ sở cho kỳ vọng nền kinh tế sẽ sớm hồi phục trở lại. Có nhiều dự đoán cho rằng nền kinh tế sẽ đạt đáy trong năm 2013; nhưng liệu điều này có diễn ra?

Thông thường, khi đề cập đến đáy của nền kinh tế tức là ngầm định nền kinh tế đang rơi vào suy thoái. Để mô tả sự suy thoái và sự hồi phục kinh tế, các nhà kinh tế học thường sử dụng hình dạng của đồ thị tăng trưởng GDP theo quý. Các kiểu suy thoái hay được nhắc đến là suy thoái hình chữ V, suy thoái hình chữ U, suy thoái hình chữ W hay suy thoái hình chữ L.

Không thể nói nền kinh tế trong nước đang rơi vào suy thoái khi tăng trưởng GDP vẫn đang đạt mức xấp xỉ 5%. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đang có dấu hiệu trì trệ khi tăng trưởng đạt thấp hơn mức trung bình (hơn 6%) trong giai đoạn 2000 – 2012, và đã kéo dài khoảng 2 năm gần đây.

Sẽ sớm hồi phục hay còn trì trệ kéo dài?

Để vực dậy nền kinh tế đang trì trệ hay suy thoái, thông thường có hai cách thức để tác động là: (i) sử dụng gói kích thích để đưa nền kinh tế sớm trở lại với đà tăng trưởng, (ii) tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tạo động lực tăng trưởng mới.

Như vậy, sau khi gói kích thích kinh tế năm 2009 không phát huy được tác động như mong muốn, nền kinh tế Việt Nam “bắt buộc” phải đi vào lộ trình tái cơ cấu và năm 2013 được xem là năm bản lề.

Phải nhìn nhận rằng để công cuộc tái cơ cấu đủ thành công và tạo ra động lực phát triển mới thì cần phải có thời gian để chuyển hóa và phát huy tác dụng.

Hay nói cách, khó có thể kỳ vọng nền kinh tế sẽ sớm trở lại mức tăng trưởng vượt bậc như giai đoạn trước 2008; mà thay vào đó nền kinh tế sẽ từng bước được cải thiện nếu lộ trình tái cơ cấu được thực hiện quyết liệt và có hiệu quả.

Như vậy, nếu xem mức tăng trưởng dưới trung bình là dấu hiệu nền kinh tế đang trì trệ, thì nhiều khả năng tình trạng này sẽ còn kéo dài trong thời gian tới.

Hoàng Vũ (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Giữ lạm phát dưới mức 6,81% - nhiệm vụ khó khả thi (04/03/2013)

>   HSBC: Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế tốt nhất châu Á (04/03/2013)

>   Ernst & Young: GDP Việt Nam có thể đạt 154,6 tỷ USD năm nay (01/03/2013)

>   HSBC: PMI tháng 2 xuống dưới 50 điểm, lãi suất ít có khả năng giảm  (01/03/2013)

>   Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh đầu tư công, ổn định tỷ giá, tăng trưởng tín dụng và hạ lãi suất (28/02/2013)

>   Tái cơ cấu kinh tế: Mọi việc để quá lâu sẽ càng khó xử lý (28/02/2013)

>   Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho 5 dự án mới của Việt Nam (27/02/2013)

>   Thị trường vốn 2013: Không quá khó để cải thiện (27/02/2013)

>   Phân bổ đúng nguồn lực để tăng sức cạnh tranh (27/02/2013)

>   Chuyên gia: Không dễ cải cách kinh tế (26/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật