Thứ Hai, 04/03/2013 13:23

HSBC: Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế tốt nhất châu Á

Dự báo về triển vọng kinh tế vĩ mô tháng 3, HSBC vẫn đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế tốt nhất châu Á. Tuy nhiên, con đường tiến đến thành công vẫn còn nhiều gập ghềnh.

Cụ thể, chỉ số PMI ngành sản xuất của HSBC trong tháng 2 (đã điều chỉnh theo mùa đối với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán) cho thấy hoạt động sản xuất sụt giảm với đơn đặt hàng mới và nhân công lao động đang giảm.

Tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay cũng giảm và đang ở trạng thái âm (-0.16%) do nhu cầu trong nước tiếp tục bị quá trình cắt giảm vay nợ trì kéo. Tỷ lệ tín dụng trên GDP giảm từ 121% trong năm 2010 xuống còn 101% trong năm 2012. Theo HSBC, quá trình này dường như sẽ còn tiếp tục trong một vài năm tới, làm cho tăng trưởng sẽ dưới mức khuynh hướng, đạt vào khoảng 5%.

Lạm phát tháng 2 cho thấy giá cả đã được kiềm chế, tăng 7% so với cùng kỳ, nhưng lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao 12.6%. Điều này chứng tỏ rằng một hành vi tiêu dùng thận trọng hơn đã làm giảm giá thực phẩm sau khi điều chỉnh yếu tố mùa vụ dịp Tết Nguyên đán.

Lạm phát được kỳ vọng tăng nhưng vẫn được kiềm chế một con số trong năm 2013

Tuy vậy, định chế này lại tỏ ra lạc quan với những ưu tiên và cam kết của Chính phủ về một mô hình phát triển bền vững hơn được xem là một tiến trình tích cực.

Theo đó, trong khi những động thái cụ thể để nâng cao hiệu quả và trách nhiệm của khối Nhà nước vẫn còn đang thiếu thì điều đáng khen ngợi là quyết tâm từ bỏ bao cấp đối với các doanh nghiệp có vốn Nhà nước (SOEs). Lạm phát đã giảm từ mức cao 23% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 8.2011 xuống còn một con số kể từ tháng 5/2012. Kết quả của việc nhu cầu nội địa suy yếu là nhập khẩu cũng chậm lại. Tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã đạt thặng dư thương mại 1.7 tỷ đô la Mỹ nhờ vào xuất khẩu mặt hàng dệt may và sản xuất đang dần phục hồi. Vào năm 2013, kỳ vọng những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ đưa tăng trưởng GDP đạt mức 5.5%.

HSBC đánh giá lạm phát là chỉ số kinh tế quan trọng để đo lường mức độ cam kết của Chính phủ đối với công cuộc cải cách. Do vậy, tiếp tục chống lại áp lực bơm nguồn tín dụng rẻ vào các lĩnh vực kinh tế kém hiệu quả sẽ giúp lạm phát ổn định.

Việc thông qua đề án tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2013 – 2020, trong đó chú trọng tới việc tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công, các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp có vốn Nhà nước chứng tỏ Chính phủ nhận thức rõ những thách thức cơ bản mà nền kinh tế đang phải đối mặt.

Tuy nhiên, như trường hợp những cải tổ khác đã được hứa hẹn trong năm 2012 thì đề án tổng thể đó còn thiếu các điểm chi tiết về mặt thực thi. Ví dụ, đề án nhấn mạnh đến việc hoàn thiện cơ chế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội, tạo ra một hệ thống các nguồn lực dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng hợp lý, ổn định các chính sách ưu đãi thuế và những công cụ khuyến khích đầu tư khác, thúc đẩy sự phân bổ và sử dụng các nguồn lực xã hội cho các lĩnh vực và sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; tăng cường năng sức lao động và tính cạnh tranh”.

Chính phủ nhắm tới việc xác định và tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước chuyên tập trung đến ngành công nghiệp quân đội, các ngành công nghiệp độc quyền, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chính yếu và công nghệ tiên tiến; tăng cường cổ phần hoá và đa dạng hoá các doanh nghiệp Nhà nước nơi sở hữu Nhà nước 100% vốn là không cần thiết và yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước tái cơ cấu hoạt động đầu tư và kinh doanh để tập trung vào những mảng kinh doanh cơ bản, loại bỏ những mảng kinh doanh không trọng tâm và những công ty liên doanh mà ở đó Nhà nước không cần phải là cổ đông ưu thế.

Về tổng thể, Việt Nam đang thật sự đạt được những tiến bộ vững chắc trong việc xây dựng nền tảng cho nhiều cải cách hơn nữa. Hạn chế bớt hỗ trợ cho các doanh nghiệp thiếu hiệu quả trong những năm gần đây là một ví dụ. Sự ổn định của lạm phát và nhiều chỉ số kinh tế quan trọng như cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ là những ví dụ khác. Chính vì vậy, khi xem xét tiến bộ của Việt Nam, bằng chứng về các thành tích đã đạt được và những cam kết được đề ra quan trọng hơn là những lời hứa.

Minh Hằng (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Ernst & Young: GDP Việt Nam có thể đạt 154,6 tỷ USD năm nay (01/03/2013)

>   HSBC: PMI tháng 2 xuống dưới 50 điểm, lãi suất ít có khả năng giảm  (01/03/2013)

>   Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh đầu tư công, ổn định tỷ giá, tăng trưởng tín dụng và hạ lãi suất (28/02/2013)

>   Tái cơ cấu kinh tế: Mọi việc để quá lâu sẽ càng khó xử lý (28/02/2013)

>   Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho 5 dự án mới của Việt Nam (27/02/2013)

>   Thị trường vốn 2013: Không quá khó để cải thiện (27/02/2013)

>   Phân bổ đúng nguồn lực để tăng sức cạnh tranh (27/02/2013)

>   Chuyên gia: Không dễ cải cách kinh tế (26/02/2013)

>   Kinh tế TP.HCM: Nhiều dấu hiệu khả quan (26/02/2013)

>   Hai tháng đầu năm, giải ngân hơn 1 tỷ USD vốn FDI (25/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật