Thứ Sáu, 01/03/2013 14:19

Ernst & Young: GDP Việt Nam có thể đạt 154,6 tỷ USD năm nay

Theo Ernst & Young, lạm phát tại Việt Nam hạ nhiệt giúp giảm lãi suất và phần nào phục hồi chi tiêu của các hộ gia đình. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm từ 6% trong năm 2011 xuống còn hơn 5% trong năm 2012, do tình hình kinh tế ảm đảm của những thị trường xuất khẩu hạn chế đầu tư công nghiệp và nợ xấu kìm hãm tăng trưởng tín dụng.

Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế ở Việt Nam qua các năm và dự báo tới 2015 - Nguồn: Oxford Economics, World Bank.

Mặc dù việc tăng dự phòng khi nền kinh tế khó khăn đã góp phần cải thiện cán cân thương mại, nhu cầu điều chỉnh vốn của các ngân hàng có thể khó khăn nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Cũng theo đánh giá của Ernst & Young, dòng đầu tư vào Việt Nam trong năm 2012 vẫn ổn định và thặng dư đối ngoại được cải thiện khi kim ngạch xuất khẩu phục hồi tốt hơn so với nhập khẩu. Tuy nhiên, sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế Mỹ vẫn là một yếu tố rủi ro cho việc phát triển mở rộng. Tốc độ tăng trưởng GDP vẫn sẽ còn khá khiêm tốn trong năm tới, với mục tiêu của Chính phủ là tăng trưởng 5,5%.

“Việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng trung hạn 7,5% càng trở nên khó khăn hơn do tái cấu trúc ngân hàng. Mặc dù việc tái cấu trúc ngân hàng sẽ góp phần củng cố hệ thống trong dài hạn nhưng lại hạn chế tăng trưởng tín dụng tại thời điểm này”, báo cáo của Ernst & Young có đoạn.

Theo đánh giá của Ernst & Young, khi các thị trường xuất khẩu phục hồi, xu hướng tăng trưởng gần 7% có thể quay trở lại vào năm 2014 nếu các ngân hàng được ổn định và dự thảo các thay đổi trong chính sách FDI được ban hành. Chiến lược thay thế nhập khẩu vẫn chưa thể giải quyết được thâm hụt mậu dịch, mặc dù sức mua đã có những biến chuyển rõ rệt do tỉ lệ lạm phát giảm. Cạnh tranh từ những quốc gia có chi phí sản xuất thấp cũng là một rủi ro làm giảm tăng trưởng.

Theo dự báo của Ernst & Young, GDP của Việt Nam năm 2013 dự kiến tăng 5,5%, tương ứng quy mô GDP đạt 154,6 tỷ USD (tương ứng thu nhập bình quân GDP trên đầu người 1.705,8 USD). Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng năm nay vào khoảng 7,8% và thâm hụt ngân sách khoảng 3,4%.

Được biết, báo cáo về “Dự báo quý các thị trường tăng trưởng nhanh” của Ernst & Young về 25 thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới cho thấy các thị trường này có xuống dốc trong năm vừa qua do ảnh hưởng của sự tăng trưởng chậm trên toàn cầu, thì hiện nay đã bắt đầu trên đà phát triển trở lại.

Dự báo này cũng kỳ vọng 25 thị trường này sẽ đạt mức tăng trưởng chung tăng từ 4,6% trong năm 2012 tới 5,4% vào năm 2013 và sau đó là 6,4% trong năm 2014. Trong khi đó, các thị trường đã phát triển tăng trưởng mờ nhạt, đặc biệt là khu vực đồng tiền chung châu Âu, được dự đoán sẽ giảm 0,3% trong năm nay.

Nhật Bình

tbktvn

Các tin tức khác

>   HSBC: PMI tháng 2 xuống dưới 50 điểm, lãi suất ít có khả năng giảm  (01/03/2013)

>   Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh đầu tư công, ổn định tỷ giá, tăng trưởng tín dụng và hạ lãi suất (28/02/2013)

>   Tái cơ cấu kinh tế: Mọi việc để quá lâu sẽ càng khó xử lý (28/02/2013)

>   Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho 5 dự án mới của Việt Nam (27/02/2013)

>   Thị trường vốn 2013: Không quá khó để cải thiện (27/02/2013)

>   Phân bổ đúng nguồn lực để tăng sức cạnh tranh (27/02/2013)

>   Chuyên gia: Không dễ cải cách kinh tế (26/02/2013)

>   Kinh tế TP.HCM: Nhiều dấu hiệu khả quan (26/02/2013)

>   Hai tháng đầu năm, giải ngân hơn 1 tỷ USD vốn FDI (25/02/2013)

>   TGĐ Standard Chartered Việt Nam: Bối cảnh kinh tế sẽ sáng dần (25/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật