Thứ Hai, 25/02/2013 18:00

Hai tháng đầu năm, giải ngân hơn 1 tỷ USD vốn FDI

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 2 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân đạt 1,05 tỷ USD, tăng 5% so cùng kỳ 2012.

Trong 2 tháng đầu năm, tổng vốn FDI cấp mới và tăng vốn đạt 630,3 triệu USD, bằng 38,1% so với cùng kỳ năm 2012.

Giải ngân vốn FDI có xu hướng tích cực

Cụ thể, tính đến ngày 20/2, tổng vốn FDI đăng ký mới đạt 532 triệu USD, bằng 46,1% so với cùng kỳ năm 2012 và 31 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 98,3 triệu USD, bằng 19,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Dòng vốn FDI đổ vào 14 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được tổng số vốn cấp mới và tăng vốn là 408,9 triệu USD, chiếm 64,9% tổng vốn đầu tư trong 2 tháng.

Đáng chú ý là lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội đã vươn lên vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 80 triệu USD, chiếm gần 12,7% tổng vốn đầu tư.

Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký mới và tăng vốn là 50,2 triệu USD.

Cũng trong 2 tháng đầu năm 2013, riêng khu vực doanh nghiệp FDI xuất siêu 2,96 tỷ USD, đã góp phần giúp xuất siêu chung của cả nước là 1,67 tỷ USD.

Nhật Bản dẫn đầu các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 258 triệu USD, chiếm 40,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Đài Loan đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 81,4 triệu USD, chiếm 12,9% tổng vốn đầu tư.

Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 56 triệu USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư.

Đồng Nai là địa phương thu hút vốn FDI nhiều nhất với 214,35 triệu USD gồm cả đăng ký mới và tăng vốn, chiếm 34% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn là 134,9 triệu USD, chiếm 21,4%. Hải Phòng đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 118 triệu USD.

Một số dự án lớn được cấp phép trong 2 tháng năm 2013 là Dự án Công ty TNHH Terumo BCT Việt Nam tại Đồng Nai của nhà đầu tư Terumo Corporation (Nhật Bản) với tổng đầu tư là 98 triệu USD; Dự án Bệnh viện Shink Mark của nhà đầu tư Radiant City (Samoa) và Shink Mark (Đài Loan) tại Đồng Nai với tổng vốn 80 triệu USD; Dự án Công ty TNHH Pruksa Việt Nam của nhà đầu tư Pruksa International Company Limited (Thái Lan) tại Hải Phòng với vốn đầu tư là 50 triệu USD.

Huy Thắng

chính phủ

Các tin tức khác

>   TGĐ Standard Chartered Việt Nam: Bối cảnh kinh tế sẽ sáng dần (25/02/2013)

>   JPMorgan Chase: “Tỷ giá USD/VNĐ năm nay sẽ ổn định” (25/02/2013)

>   Tăng trưởng cao: Chỉ còn trong mơ (25/02/2013)

>   Chưa thể lơ là với lạm phát (25/02/2013)

>   CPI tháng 2: Cả nước tăng 1.32% (23/02/2013)

>   CPI tháng 2: Hà Nội tăng 1,3% (22/02/2013)

>   Chuyên gia kinh tế nói về Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế (22/02/2013)

>   Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế (21/02/2013)

>   TP.HCM: Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 2 tăng 1% (21/02/2013)

>   Chưa lạc quan với kịch bản kinh tế Việt Nam 2013 (21/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật