Thứ Hai, 11/03/2013 22:37

CTCK không dễ tách riêng tiền của khách hàng

Còn 10 tháng là đến hạn chót để các công ty chứng khoán (CTCK) phải thực hiện quản lý tách bạch tiền của khách hàng với tiền của CTCK. Nhưng mới chỉ có 25 trên hơn 100 công ty thực hiện việc này, và đây là bài toán nan giải đối với các CTCK.

Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Phạm Hồng Sơn tại Hội nghị triển khai quy định quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán theo Thông tư 210/2012/TT-BTC – thông tư hướng dẫn về thành lập và hoạt động CTCK tuần qua tại TPHCM nhấn mạnh trước đại diện các CTCK rằng ngày 15-1-2014 là hạn chót để các CTCK phải thực hiện quản lý tách bạch tiền của khách hàng với tiền của CTCK.

Nhưng theo ông Sơn, hiện nay mới chỉ có có 25 công ty đã tách bạch hoàn toàn tiền và tài khoản của nhà đầu tư với tiền của CTCK. Các công ty này chủ yếu là CTCK nhóm lớn nhất, có quỹ tiền mặt dồi dào và quản trị tốt. Họ không trực tiếp nhận tiền gửi của khách hàng như trước mà đều thông qua ngân hàng trung gian.

Tại hội nghị nói trên, trước đại diện các CTCK phía Nam, ông Sơn đã giới thiệu lại nội dung liên quan tới quy định quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán theo Thông tư 210/2012/TT-BTC. Theo đó, CTCK phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của CTCK; CTCK không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại; không được lạm dụng tiền của khách hàng dưới mọi hình thức; CTCK phải xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng theo quy định.

Thông tư 210/2012/TT-BTC là sự cụ thể hóa một bước đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán của Bộ Tài chính theo chỉ đạo của Chính phủ về tái cấu trúc nền kinh tế.

Ông Sơn nhấn mạnh: “Đến 15-1-2014, CTCK nào không tách bạch tài khoản của nhà đầu tư thì Ủy ban Chứng khoán có thể yêu cầu công ty đó dừng hoạt động môi giới”.

Theo Thông tư 210, các CTCK có 2 cách để xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng: CTCK mở tài khoản trực tiếp nhận tiền gửi của khách hàng đặt tại ngân hàng thương mại; nếu CTCK chưa có tài khoản trực tiếp thì phải mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Tài khoản chuyên dụng này phải mở riêng và tách bạch với các tài khoản của CTCK và chỉ phục vụ cho việc giao dịch chứng khoán.

Đây là bài toán không dễ dàng đối với các CTCK chưa tách bạch tiền gửi của khách hàng với tiền của CTCK, theo một nguồn tin có thẩm quyền của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, do rất nhiều CTCK nhiều năm qua đã “tranh thủ” tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư cho các mục đích tạo ra lợi nhuận của mình như margin, dùng làm tiền gửi kỳ hạn… Nay, họ phải tách bạch và phải tìm nguồn tiền trả về chỗ cũ, nhiều công ty sẽ rơi vào tình trạng mất thanh khoản.

Bài toán này cũng khiến cơ quan quản lý đau đầu trong suốt hai năm qua, từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu giảm hấp dẫn và nhiều vụ tranh chấp, kiện tụng về tiền của khách hàng gửi tại CTCK xảy ra giữa một số CTCK với nhà đầu tư nảy sinh.

Hồng Phúc

tbktsg online

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 12/03: Quay lại xu hướng tăng chính? (11/03/2013)

>   Góc nhìn tuần 11-15/04: Vẫn rất thận trọng (10/03/2013)

>   Tự doanh CTCK tranh thủ “lướt sóng” (09/03/2013)

>   Tìm cơ hội thị trường tháng 3 (09/03/2013)

>   Đánh giá mới của Bản Việt về kinh tế vĩ mô sau chuyến gặp gỡ cơ quan nhà nước (08/03/2013)

>   Chứng khoán sẽ ổn định hơn vào cuối năm (08/03/2013)

>   Góc nhìn 08/03: Đè giá gom hàng? (07/03/2013)

>   Góc nhìn 07/03: Chờ đợi tín hiệu từ thanh khoản (06/03/2013)

>   Chọn đầu tư dài hạn (06/03/2013)

>   Góc nhìn 06/03: Hồi phục yếu (05/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật