Thứ Hai, 19/11/2012 09:01

Chứng khoán Việt: Chu kỳ ”con gấu” dữ dội nhất thế giới?

Trong 5 năm vừa qua thì có đến hơn 4 năm TTCK Việt Nam rơi vào chu kỳ ”con gấu”, kéo dài lâu nhất và sụt giảm mạnh nhất so với các thị trường khác trên thế giới trong cùng giai đoạn 12 năm từ khi giao dịch lần đầu đến nay.

TTCK Việt Nam liên tục sụt giảm gây ra không ít lo ngại cho giới đầu tư. Thống kê bên dưới cho thấy, chu kỳ thị trường ”con gấu” (bearish) của chứng khoán Việt Nam kéo dài lâu nhất và sụt giảm mạnh nhất, so với các thị trường chủ chốt trên thế giới trong cùng giai đoạn 12 năm từ năm 2000 (giao dịch lần đầu) đến nay.

Dow Jones: Sụt giảm 51% trong 1.5 năm. Là hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái, chỉ số Dow Jones đã liên tục lao dốc sau khi hình thành mẫu hình Head & Shoulder.

Đây là đợt điều chỉnh mạnh nhất của Dow Jones trong vòng 12 năm qua. Từ tháng 10/2007 – 03/2009 (hơn 1.5 năm), chỉ số này đã mất 51%.

Trước đó, trong giai đoạn tháng 5/2001 – 10/2002 (cũng khoảng 1.5 năm), DJIA cũng có một đợt sụt giảm mạnh nhưng mức điều chỉnh chỉ dừng lại ở con số 36%.

 

FTSE 100: Mất 49% trong 3 năm. FTSE 100 đã có hai giai đoạn sụt giảm rất mạnh trong vòng 12 năm qua.

Giai đoạn 2000 – 2003 (3 năm) là giai đoạn rớt mạnh nhất của chỉ số này, với mức sụt giảm 49%.

Trong giai đoạn tháng 10/2007 – 03/2009 (hơn 1.5 năm), FTSE 100 cũng điều chỉnh rất sâu và mất 48%.

 

NIKKEI 225: Sụt 63% trong 3 năm. Trong vòng 12 năm qua, mặc dù Nikkei 225 có những lúc tăng khá mạnh nhưng nhìn chung chỉ số này liên tục đi xuống trong cả một thời kỳ dài.

Trong giai đoạn tháng 04/2000 – 04/2003 (3 năm), Nikkei 225 mất đến 63%.

Giai đoạn khủng hoảng 2007 – 2009 (1.5 năm) cũng ghi dấu ấn khá đậm nét với mức sụt giảm 61%.

HANG SENG: Mất 65% chỉ trong 1 năm. Hoàn toàn tương phản với bức tranh khá u ám của Nikkei 225, Hang Seng liên tục giữ vững đà tăng trưởng dài hạn trong những năm qua.

Giai đoạn sụt giảm mạnh nhất trong vòng 12 năm qua là 2007 – 2008 (chỉ 1 năm) với mức suy giảm 65%.

Chứng khoán Việt Nam: ”Con gấu” hơn 4 năm trong vòng 5 năm qua. Chúng tôi chọn chỉ số VS 100 để thực hiện thống kê vì chỉ số này có sự góp mặt của 100 cổ phiếu tiêu biểu trên cả hai sàn và có thể giảm thiểu được ”tín hiệu nhiễu” của VN-Index và HNX-Index.

Thống kê cho thấy TTCK Việt Nam được coi là thuộc hàng top những thị trường sụt giảm trong thời gian lâu nhất và mạnh nhất trên thế giới.

Trong giai đoạn tháng 03/2007 – 02/2009 (khoảng 2 năm), VS 100 đã mất đến 81%. VS100 liên tục lao dốc không phanh trong suốt nhiều tháng sau khi hình thành mẫu hình Triple Top.

Thị trường đã có giai đoạn hồi phục khoảng 8 tháng trong năm 2009 sau gói kích thích kinh tế nhưng sau đó tiếp tục lao dốc. Trong giai đoạn từ tháng 10/2009 – 01/2012 (2 năm 3 tháng), VS 100 đã sụt mất 62%.

Thị trường có đợt phục hồi nhẹ trong giai đoạn tháng 1 – 5/2012 nhưng sau đó lại quay trở lại xu hướng giảm kéo dài cho đến nay.

Giai đoạn đầu mới thành lập, thị trường cũng có đợt sụt giảm khá mạnh kéo dài từ tháng 06/2001 đến tháng 10/2003 (2 năm 4 tháng) với mức điều chỉnh lên đến 77%. Tuy nhiên,số lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường trong giai đoạn này là khá ít.   

Như vậy, trong vòng 5 năm vừa qua thì có đến hơn 4 năm TTCK Việt Nam rơi vào chu kỳ suy giảm mạnh. Các đợt suy giảm lớn thường kéo dài khoảng 2 năm rồi sau đó phục hồi trở lại trong khoảng 5 – 8 tháng.

Các đợt điều chỉnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam là rất lớn do tâm lý nhà đầu tư phần lớn không ổn định và dễ có những phản ứng tiêu cực thái quá. Điều này cho thấy chiến lược kiểm soát rủi ro luôn quan trọng ở các thị trường mới nổi.

Nguyễn Quang Minh (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Nhà đầu tư lớn rút vào vòng bí ẩn (19/11/2012)

>   19/11: Bản tin đầu tuần (19/11/2012)

>   Quỹ đầu tư nội: Nặng lòng kẻ ở, người đi (18/11/2012)

>   5 cuốn sách kinh điển giúp NĐT thành công hơn trên chứng trường (18/11/2012)

>   MBB có thực sự hấp dẫn? (18/11/2012)

>   MBKE kỳ vọng VNM sẽ lên 145,000 đồng/cp (18/11/2012)

>   CTCK đồng thanh đề nghị giảm phí lưu ký (17/11/2012)

>   Tìm "lối đi nhỏ" ưu đãi thuế cho quỹ mở (17/11/2012)

>   BHS: Thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết sau phát hành (16/11/2012)

>   AVS giải thể: Cổ đông lớn phải “lụy” cổ đông nhỏ (16/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật