Thứ Tư, 17/10/2012 23:08

Nợ đè bẹp doanh nghiệp

Xây dựng và bất động sản là nhóm ngành có tỉ lệ vay nợ cao nhất với tổng nợ phải trả gấp 2,07 lần vốn chủ sở hữu. Cho vay bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt đỉnh cao vào cuối năm 2010 với tổng dư nợ 235.300 tỉ đồng, chiếm 9,9% tổng dư nợ...

Đây là thông tin được chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, đưa ra tại “Diễn đàn CFO Việt Nam 2012”, do CLB Giám đốc Tài chính Việt Nam (VCFO), Hiệp hội Giám đốc tài chính Nhật (JACFO) và Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) tổ chức ngày 17-10 tại TPHCM.

Nợ ngân hàng của các doanh nghiệp (DN) liên tục tăng cao thời gian qua. Theo ông Nguyễn Xuân Thành, báo cáo tài chính quý II/2012 của 647 công ty niêm yết, tỉ lệ nợ phải trả (gồm nợ vay và các khoản phải trả) trên vốn chủ sở hữu bằng 1,53 lần, cao hơn nhiều so với các nước phát triển và mới nổi (con số này bình quân đối với DN niêm yết tại Mỹ là 1,2 lần và tại Trung Quốc là 1,06 lần vào cuối năm 2011). Trong đó, nợ bình quân của 79 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lên tới 1,71 lần. Chẳng hạn Petrolimex có tỉ lệ nợ phải trả là 41.852 tỉ đồng, gấp 6,29 lần vốn chủ; Vinalines nợ phải trả 36.600 tỉ đồng, gấp 4,27 lần vốn chủ … Các DN Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản cũng sử dụng đòn bẩy nợ khá cao như Tập đoàn Sông Đà 8,85 lần, Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam (HUD) 6,36 lần…

Đáng chú ý, gánh nặng nợ của DN rất khác nhau giữa các lĩnh vực, trong đó xây dựng và bất động sản là nhóm ngành có tỉ lệ vay nợ cao nhất. Chỉ riêng 20 DN bất động sản lớn nhất có niêm yết, tổng nợ phải trả tăng từ 5.100 tỉ đồng năm 2006 lên 52.300 tỉ đồng năm 2010. “Khi DN có vốn chủ sở hữu thấp, mức nợ vay hiện tại đang là một gánh nặng rất lớn”- một chuyên gia nhận xét.

Theo các chuyên gia, xu hướng thoái nợ phải được thực hiện, tránh làm trầm trọng thêm tình trạng khốn khó tài chính của DN, giảm nguy cơ đổ vỡ. Đến nay, xu hướng này bước đầu diễn ra khi tỉ lệ tín dụng/GDP đang giảm, các ngân hàng hướng vào đầu tư các tài sản tài chính an toàn như trái phiếu Chính phủ, giấy tờ có giá ngắn hạn…

Về phía DN, để thoái nợ, DN cần giảm hàng tồn kho, tiết giảm chi phí, thu hẹp sản xuất và tăng cường giảm giá, khuyến mãi nhằm giảm gánh nặng nợ vay. Ông Lê Hải Phong, Giám đốc Tài chính Tập đoàn Bảo Việt, cho rằng trong giai đoạn khó khăn hiện nay, lợi nhuận không quan trọng bằng quản lý dòng tiền tốt, khả năng thanh toán nhanh. Nhiều tập đoàn hiện lắm tiền nhưng cũng rất nhiều nợ như Vinaconex, Hoàng Anh Gia Lai hoặc có lợi nhuận (trên sổ sách) như Vinalines nhưng không có tiền mặt trả lương nhân viên…

Thái Phương

Người lao động

Các tin tức khác

>   Hàng nghìn tấn hàng ùn ứ tại cảng Nghi Sơn (17/10/2012)

>   Thủy điện nhỏ: Lợi bất cập hại (17/10/2012)

>   VN xúc tiến kinh tế-thương mại với 3 nước châu Âu (17/10/2012)

>   Hâm nóng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ (17/10/2012)

>   FDI viễn thông khơi dòng vốn mới (17/10/2012)

>   4 nhà máy xi măng nợ, lỗ hàng nghìn tỉ đồng (17/10/2012)

>   47,96%, con số nói hộ VNPT (17/10/2012)

>   Các đội tàu biển Việt Nam đang... chìm (17/10/2012)

>   Viettel có làm khó các nhà mạng nhỏ? (17/10/2012)

>   Huawei, ZTE ồ ạt vào Việt Nam: Cơ chế “không chọn không được”! (17/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật