Thứ Tư, 17/10/2012 22:58

Thủy điện nhỏ: Lợi bất cập hại

Theo ông Lưu Anh Vũ - thành viên nhóm nghiên cứu về thủy điện nhỏ của Viện Kinh tế Việt Nam, “Việc quy hoạch thiết kế và vận hành không phù hợp của các công trình thủy điện nhỏ có thể dẫn đến các tác động tiêu cực về môi trường xã hội cho người dân bản địa hay người dân sống ở vùng hạ lưu”.

Trong một cuộc hội thảo gần đây, ông Nguyễn Đức Đạt - Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã thừa nhận, hiệu quả đầu tư thủy điện nhỏ hiện nay không cao bằng thủy điện lớn. Trong khi thực tế đã cho thấy những tác hại của nó lại không hề thua kém.

Những sự cố xảy ra liên tục trong thời gian qua tại Thủy điện Sông Tranh 2 (tỉnh Quảng Nam) chính là minh chứng cụ thể nhất về những tác động khó lường của việc phát triển thủy điện tới đời sống kinh tế - xã hội.

Mấy ngày vừa qua, khi EVN liên tục phát đi thông điệp lạc quan “thừa điện do nước thủy điện về nhiều”, thì người dân sống quanh khu vực con sông này cũng thêm nơm nớp lo sợ về sự an toàn của “quả bom nước” đang treo lơ lửng trên đầu họ.

 
 Nhà máy thủy điện Bắc Hà - Lào Cai

Không chỉ thủy điện lớn, đã đến lúc cần đánh giá trung thực về tác động của hơn 200 công trình thủy điện nhỏ để cân nhắc các tác động tích cực và tiêu cực của chúng.

Dù thủy điện nhỏ được nhận định là có tác động tới môi trường thấp hơn so với những dự án thủy điện lớn, nhưng ông Lưu Anh Vũ - thành viên nhóm nghiên cứu về thủy điện nhỏ, Viện Kinh tế Việt Nam lại đưa ra những kết quả nghiên cứu thực tế khác xa với kỳ vọng mà loại hình này mang lại. “Việc quy hoạch thiết kế và vận hành không phù hợp của các công trình thủy điện nhỏ có thể dẫn đến các tác động tiêu cực về môi trường xã hội cho người dân bản địa hay người dân sống ở vùng hạ lưu”, ông Vũ mở đầu câu chuyện.

Lấy ví dụ từ các công trình thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh Gia Lai để minh họa cho việc “khai thác nhiều, nhưng trả lại chẳng được bao nhiêu”, vị chuyên gia này đánh giá, chủ đầu tư các dự án thủy điện nhỏ hiện nay chưa có giải pháp khắc phục diện tích rừng bị mất, đồng thời biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường cũng ngoài khả năng.

Với lợi thế gần đường giao thông, gần lưới điện quốc gia, thời gian qua các công trình thủy điện nhỏ tại Gia Lai được xây dựng khá ồ ạt. Theo quy hoạch, tỉnh có 74 dự án với tổng công suất 494,405 MW, trong đó đang vận hành 30 nhà máy với tổng công suất 225,555 MW. Còn lại một số đã khởi công xây dựng, một số chậm tiến độ, hoặc quy hoạch nhưng chưa có chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, việc quy hoạch tràn lan khiến tỉnh này dày đặc nhà máy thủy điện, ngay tại lưu vực sông Se San đã có tới 22 nhà máy.

Ông Vũ cho biết thêm, tuy được kỳ vọng là góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cộng đồng, phát triển giao thông, tiếp cận nước sinh hoạt, giáo dục và y tế, nhưng thực tế là việc xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ lại đang làm hư hỏng đường giao thông, tăng gánh nặng chi phí vận chuyển, sửa chữa; làm mất nguồn lợi thủy sản và giảm sản lượng nông nghiệp ở một số vùng. Bên cạnh đó còn các tác động tới sinh kế và văn hóa.

“Tại Gia Lai, sự xuất hiện của nhà máy thủy điện nhỏ làm giảm thu nhập của dân cư làng TơDrăh 1 và 2 xã Bar Măih, một số rơi vào tái nghèo, phân hóa giàu nghèo… do mất việc làm vì đất sản xuất giảm, hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng đời sống người dân”, ông Vũ dẫn chứng.

Bên cạnh đó là hàng loạt tác động tiêu cực khác như, thay đổi dòng chảy, cảnh quan môi trường khiến con người, hệ động thực vật bị mất môi trường sống tự nhiên; gây ô nhiễm nước sông (sông Ba, Gia Lai) do xả chất thải rắn và chặn dòng. Nghiêm trọng hơn, để phục vụ cho xây dựng các nhà máy thủy điện này, tỉnh Gia Lai đã bị mất 503,28 ha rừng, thu hẹp đất sản xuất trong thời gian từ năm 2005 – 2008 khoảng 8.786 ha đất.

Dù nhận định thủy điện nhỏ cũng là một phần của các nguồn năng lượng tái tạo – loại năng lượng được khuyến khích sử dụng trong tương lai, song với những hậu quả thực tế do phát triển loại hình này mang lại, cộng với sự buông lỏng trách nhiệm của các doanh nghiệp thủy điện nhỏ hiện nay, các chuyên gia của Viện Kinh tế Việt Nam kiến nghị, cần nhanh chóng rà soát các dự án thủy điện nhỏ. Quan trọng nhất là giám sát việc thực hiện cam kết môi trường của các chủ đầu tư và tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để phân bổ lợi ích một cách công bằng, hợp lý.

Vừa qua, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) đã đề nghị xem xét và cân nhắc kỹ khi đưa dự án Nhà máy thủy điện tích năng Bắc Ái vào vận hành trong 2 năm (2019-2020). Theo VEA, các nhà máy thủy điện tích năng có 2 vùng hồ: vùng hồ dưới và vùng hồ trên nên diện tích sử dụng thường lấn vào rừng phòng hộ đầu nguồn. Ví dụ dự án Nhà máy thủy điện tích năng Bắc Ái lấn tới 232,72ha rừng phòng hộ đầu nguồn, trong khi theo Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 19/6/2010 của Quốc hội, dự án ảnh hưởng từ 50ha rừng phòng hộ đầu nguồn trở lên phải trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư. 

Ngọc Khanh

THỜI BÁO NGÂN HÀNG

Các tin tức khác

>   VN xúc tiến kinh tế-thương mại với 3 nước châu Âu (17/10/2012)

>   Hâm nóng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ (17/10/2012)

>   FDI viễn thông khơi dòng vốn mới (17/10/2012)

>   4 nhà máy xi măng nợ, lỗ hàng nghìn tỉ đồng (17/10/2012)

>   47,96%, con số nói hộ VNPT (17/10/2012)

>   Các đội tàu biển Việt Nam đang... chìm (17/10/2012)

>   Viettel có làm khó các nhà mạng nhỏ? (17/10/2012)

>   Huawei, ZTE ồ ạt vào Việt Nam: Cơ chế “không chọn không được”! (17/10/2012)

>   Có nên giao SCIC đảm nhận việc thoái vốn ngoài ngành? (17/10/2012)

>   Bùng nổ fast-food (17/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật