Thứ Ba, 04/09/2012 11:23

Bắt đáy ngày hoảng loạn: Nên hay không?

Thống kê dữ liệu lịch sử của Vietstock sẽ giúp nhận biết khả năng sinh lợi và rủi ro khi thực hiện bắt đáy trong giai đoạn hoảng loạn của thị trường chứng khoán.

Mức độ thành công của hoạt động bắt đáy ở TTCK Việt Nam

Khi thị trường giảm sâu bất ngờ (thrust down) như những phiên vừa qua, trường phái đầu tư ”tham lam” sẽ tham gia tích cực hơn với trào lưu ”bắt đáy” (bottom fishing).

Chúng tôi đã thực hiện một thống kê tại Việt Nam về việc bắt đáy trong các giai đoạn hoảng loạn và bán tháo của thị trường. Thống kê này sẽ giúp trả lời câu hỏi liệu việc bắt đáy như vậy có đem lại lợi nhuận cao hay không, đặc biệt là trong điều kiện giao dịch T+4 (từ tháng 9 là T+3) ở TTCK Việt Nam.

Ngoài ra, chúng tôi cũng chọn các giai đoạn có đặc điểm tồn tại một xu hướng tăng kéo dài ít nhất là 6 tháng trước khi điều chỉnh, để tương đồng với giai đọan hiện nay.

Để hạn chế tín hiệu nhiễu và kết hợp được sự biến động của cả hai sàn, chúng tôi sử dụng chỉ số VS 100 để tính mức sinh lời.

Mức sinh lời VS 100 trong giai đoạn hoảng loạn (T+4)

Kết quả  thống kê cho thấy:

• Mua trong ngày hoảng loạn: Tất cả các trường hợp thống kê đều cho kết quả thua lỗ theo chu kỳ T+4. Đặc biệt, có những trường hợp như giai đoạn 23/11 – 03/12/2009 ghi nhận mức thua lỗ lên đến hơn 10%. Điều này cho thấy việc bắt đáy theo cách này hàm chứa rủi ro cao. 

• Mua trong phiên phục hồi tại ngưỡng hỗ trợ, sau giai đoạn hoảng loạn: Lợi nhuận tính theo chu kỳ T+4 là khá lớn, đặc biệt là trong các năm gần đây. Chiến thuật bắt đáy này ít rủi ro và xác suất thành công cao hơn hẳn việc mua ngay trong ngày hoảng loạn khi mà tâm lý nhà đầu tư còn hoang mang.

Dù mức lợi nhuận theo cách thứ hai là khá cao, nhưng việc mua vào khi thị trường hoảng loạn theo cả hai phương pháp này đều cho thấy mức độ rủi ro rất cao.

Thống kê của chúng tôi cho thấy giá sẽ mất một thời gian rất lâu sau đó (từ vài tuần đến nhiều tháng) để tạo đáy dài hạn. Xem thêm thông tin trong bảng trên.

Đây là một tín hiệu cảnh báo khi giới đầu tư chọn phương án bắt đáy phải đánh đổi với rủi ro dài hạn và nguy cơ ”kẹt hàng” rất cao.

Chiến lược bắt đáy phù hợp?

Để hạn chế những rủi ro này, chúng tôi cho rằng nên thực hiện chiến lược bắt đáy khi thị trường hoảng loạn chỉ với ở mức độ thấp và không nên vượt quá 20% giá trị danh mục. Cũng nên tập trung vào những mã có thanh khoản tốt và nền tảng cơ bản vững chắc để phòng trường hợp trở thành danh mục nắm giữ dài hạn ngoài mong muốn.

Mô hình chiến thuật 4 – 4 – 2 có thể là một gợi ý tốt cho các nhà đầu tư ưa thích mua bắt đáy. Chiến thuật này sẽ giúp cho mức độ thua lỗ được hạn chế tối đa nếu như bắt đáy thất bại.

Việc xác định chính xác thời điểm chứng khoán thực sự bùng nổ là khó khả thi trong thời điểm vĩ mô phức tạp như hiện nay. Vì vậy, nếu cổ phiếu về tài khoản mà giá vẫn tiếp tục đà giảm sâu thì việc cắt lỗ nhanh chóng là cần thiết.

Nguyễn Quang Minh, Phòng Nghiên cứu Vietstock

FINFONET

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/08 (28/08/2012)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 27 - 31/08 (26/08/2012)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán, giá vàng và dầu: Tuần 27 - 31/08 (25/08/2012)

>   Thị trường xăng dầu: Triển vọng thế giới và áp lực lên giá trong nước (24/08/2012)

>   Độ tin cậy của các mẫu hình kỹ thuật kinh điển trên TTCK Việt Nam (18/08/2012)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán, giá vàng và dầu: Tuần 20 - 24/08 (18/08/2012)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 20 - 24/08 (19/08/2012)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán, giá vàng và dầu: Tuần 13 - 17/08 (11/08/2012)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu chọn lọc: Tuần 13 - 17/08 (12/08/2012)

>   Technical View: Tháng 8 bắt đáy chứng khoán? (09/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật