Thứ Hai, 13/08/2012 15:29

Phát ngôn và niềm tin

Phát ngôn của lãnh đạo các cơ quan quản lý luôn là một liều thuốc ổn định tinh thần NĐT cực mạnh trên TTCK. NĐT lắng nghe và đặt kỳ vọng vào những phát ngôn của lãnh đạo UBCKNN, nhưng không phải lúc nào cũng có thể thỏa mãn.

Năm ngoái, khi một số CTCK công bố rút nghiệp vụ môi giới, ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh (UBCKNN) đã gọi việc này là dũng cảm. Nhận định này không sai, bởi lẽ CTCK công bố rút nghiệp vụ môi giới được xem là chủ đạo, cũng gián tiếp thừa nhận sự yếu kém của chính mình.

Tuy nhiên, một loạt mặt trái của việc CTCK rút nghiệp vụ môi giới cũng dễ dàng được nhìn thấy như: ý định “rút lui” vào bóng tối, che giấu những tranh chấp với NĐT, rủi ro của NĐT gặp phải khi có tài khoản ở các CTCK này… Suy cho cùng CTCK thiệt hại, NĐT cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng sự “dũng cảm” với nhiều mặt trái như vậy liệu có nên gọi là dũng cảm hay không?

Mới đây, Phó Chủ tịch UBCKNN Nguyễn Đoan Hùng đã phát biểu trên một tờ báo rằng: “NĐT mở tài khoản giao dịch tại CTCK SME (SMEs) không giật mình và không bị thiệt hại sau việc 2 lãnh đạo SMEs bị cơ quan công an khởi tố, bắt giam để điều tra về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”…

Đúng là khi 2 “sếp” lớn của SMEs bị bắt giữ chẳng có NĐT nào bị thiệt hại thêm, vì… đã bị thiệt hại từ rất lâu rồi nhưng không hẳn là không “giật mình”.

Tháng 9-2011, những dấu hiệu đầu tiên về việc SMEs mất thanh khoản đã được phản ánh trên báo ĐTTC, nhưng phải sau đó 2 tháng, tức tháng 11 công ty này mới bị đình chỉ hoạt động lưu ký với lý do: thường xuyên vi phạm nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán và không hoàn trả tiền vay quỹ hỗ trợ thanh toán đúng thời hạn theo cam kết với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD).

Sau đó, CP của SMEs cũng bị HNX đưa vào diện cảnh báo và từ 7-12 chỉ được giao dịch trong phiên cuối tuần. Thử đặt giả thiết, nếu tháng 11, những vi phạm của SMEs với VSD chưa đủ lớn để bị đình chỉ, liệu những biện pháp sau đó có xuất hiện hay không?

Một khía cạnh nữa cũng cần quan tâm là những sai phạm của SMEs đã gây thiệt hại trực tiếp cho các cơ quan quản lý, cụ thể là VSD nên công ty mới bị xử lý, còn lại những khúc mắc giữa công ty và NĐT lại chưa thấy nói đến.

Một câu hỏi nữa cũng cần đặt ra là khi những thông tin về việc SMEs mất thanh khoản xuất hiện trên báo, các cơ quan quản lý thị trường đã làm gì? Chấp thuận giải thích của SMEs về sai sót “tạm thời” và “cá biệt”, nhưng NĐT không rõ UBCKNN đã làm gì. Và điều cần khẳng định ở đây, việc CTCK mất thanh khoản là cực kỳ nhạy cảm, bởi lẽ nó có khả năng ảnh hưởng đến một loạt CTCK khác, thậm chí khi tâm lý NĐT bị dao động thì hệ quả dây chuyền trên thị trường sẽ rất lớn. Nhưng không thấy một lãnh đạo nào của UBCKNN lên tiếng một cách mạnh mẽ để NĐT nắm được. Cũng may mắn là những điều tồi tệ đã không xảy ra.

Qua những điều trên đây, có thể thấy một sự nương nhẹ, thậm chí bênh vực cho các CTCK một cách hơi thái quá trong phát ngôn, câu chữ của một số lãnh đạo UBCKNN. CTCK được UBCKNN chấp thuận mới được thành lập, lập ra là để góp phần vào sự phát triển của thị trường.

Nhưng NĐT, khách hàng của CTCK cũng là thành phần cực kỳ quan trọng của thị trường. Vậy tại sao lại có những hiện tượng trong phát ngôn rất dễ gợi ra suy nghĩ “bên trọng, bênh khinh” của UBCKNN như vậy?

Mặc dù chỉ là phát ngôn, trong thực tế UBCKNN vẫn có những nỗ lực đáng ghi nhận, nhưng những ảnh hưởng, tác động tiêu cực mà một số phát ngôn vẫn có thể xuất hiện. Những NĐT đã mở tài khoản tại SMEs đến giờ vẫn chưa đòi được tiền sẽ càng tuyệt vọng hơn nữa khi những lãnh đạo của công ty sa vào vòng lao lý, làm sao có thể nói là không “giật mình”?

Kể từ ngày 4-9, chu kỳ thanh toán sẽ được rút ngắn về 9 giờ từ ngày T+3. Đây là thông tin tích cực, nếu không muốn nói là cực kỳ quan trọng để tạo sức bật cho TTCK. Tuy nhiên, trước khi có được cái mốc ngày 4-9, NĐT đã rất nhiều lần nghe vấn đề T+3 hay T+2 được lãnh đạo UBCKNN nói đến mà không biết chính xác là khi nào.

Nhiều người cho biết họ sẵn sàng chờ đợi việc rút ngắn thời gian thanh toán do TTCK còn nhiều điểm phải cải thiện, nhưng phải có một mốc thời gian cụ thể. Những nhà quản lý liệu có thấu hiểu điều này cho các NĐT hay không?

Điều dễ thấy là khi những phát ngôn của lãnh đạo UBCKNN không cho thấy một sự bảo vệ, bênh vực các NĐT, cho dù chỉ là vô tình cũng có thể ảnh hưởng đến niềm tin về sau. Không ai dám khẳng định rằng TTCK từ nay không còn một biến cố nào quan trọng để các lãnh đạo UBCKNN không phải lên tiếng, trái lại, những biến cố quan trọng dù ít hay nhiều cũng sẽ xuất hiện.

Nếu những phát ngôn vẫn không thể làm thỏa mãn các NĐT trong việc bảo vệ quyền lợi, dễ thấy ảnh hưởng sẽ không thể xuất hiện và vai trò của cơ quan quản lý sẽ bị giảm thiểu.

NĐT Nguyễn Minh Hà

Sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   Ông Phạm Hồng Sơn: “Quản trị kém dẫn tới thao túng CTCK” (13/08/2012)

>   Góc nhìn 13 – 17/08: Sẽ tăng trong ngắn hạn? (12/08/2012)

>   Dự báo chứng khoán tuần qua: Các CTCK đều thận trọng với ngưỡng kháng cự! (12/08/2012)

>   Chủ tịch UBCK: Sẽ soát xét báo cáo kiểm toán CTCK (10/08/2012)

>   Góc nhìn 10/08: Lo ngại ở ngưỡng 430 (09/08/2012)

>   Chiến lược giao dịch ngày 09/08/2012 (09/08/2012)

>   Góc nhìn 09/08: Thận trọng vẫn hơn (08/08/2012)

>   Góc nhìn 08/08: Hy vọng mong manh (07/08/2012)

>   Technical View: Tháng 8 bắt đáy chứng khoán? (09/08/2012)

>   Ông Dominic Scriven: Khi nào nên đầu tư vào chứng khoán Việt Nam? (07/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật