Thứ Năm, 09/08/2012 22:01

Góc nhìn 10/08: Lo ngại ở ngưỡng 430

Dấu hiệu lạc quan hơn đã xuất hiện trên thị trường, nhưng nhiều công ty chứng khoán vẫn tỏ ra thận trọng với ngưỡng kháng cực 430 điểm của VN-Index.

Áp lực bán trên 430 điểm

CTCP Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS): Thị trường tiếp tục tăng điểm phiên thứ hai, nhưng chỉ số của cả hai sàn đã hạ đáng kể khi đóng cửa so với mức cao nhất trong ngày.

Chúng tôi cho rằng, áp lực bán gia tăng rõ rệt khi giá tiến gần tới khu vực kháng cự, mức trước đây được thực hiện với khối lượng cao hơn hẳn so với hiện tại. Đây là giai đoạn các nhà đầu tư nên thận trọng hơn với việc mở các vị thế mua mới.

Khối lượng giao dịch gia tăng, cho thấy động lực phía sau của giá, nhưng cũng đồng thời hàm ý rằng bên bán đang hoạt động mạnh hơn tại khu vực kháng cự.

Thị trường vẫn giao dịch tích lũy và đang tới gần khu vực 433 điểm tại VN-Index. Áp lực bán đang gia tăng tại đây.

Đà giảm có thể tái diễn

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Phiên giao dịch ngày 09/08, dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào thị trường kéo theo đà hồi phục khá tích cực của các chỉ số trên cả hai sàn HOSE và HNX. Thanh khoản cải thiện cùng với biên độ tăng mở rộng dần đang cho khả năng của một xu thế hồi phục ngắn hạn.

Về yếu tố hỗ trợ, thông tin về việc rút ngắn chu kỳ thanh toán về T+3 trong tháng 9 tới và giao dịch sôi động tại hai mã HBBSHB tiếp tục hỗ trợ đà tăng của thị trường trong phiên này.

Ngoài ra, trong lịch sử giao dịch, thị trường chứng khoán Việt Nam thường tạo đáy và tăng điểm khá mạnh trong tháng 8. Đây là yếu tố kích thích kỳ vọng nhà đầu tư quay trở lại bắt đáy bất chấp yếu tố vĩ mô vẫn chưa thực sự được cải thiện.

Với diễn biến thị trường hiện tại, nếu VN-Index có thể phá vỡ ngưỡng kháng cự mạnh 430 điểm (tương ứng với HNX-Index là ngưỡng 73 điểm) thì xu thế tăng của thị trường có thể sẽ được khẳng định. Tuy vậy, phiên giao dịch tiếp theo, đà giảm có thể tái diễn do thị trường sẽ phải đối mặt với lượng cung chốt lời sớm của lượng cổ phiếu T+ về tài khoản và áp lực từ ngưỡng kháng cự trên ngắn hạn.

Để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư ngắn hạn có thể cân nhắc bán ra các mã đã có mức tăng nóng trong tuần vừa qua và chỉ nên mua vào trở lại khi tín hiệu cho xu thế tăng được xác nhận.

Cẩn trọng ở ngưỡng 430

CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI): Diễn biến thị trường cho thấy chỉ số hai sàn đang chịu nhiều ảnh hưởng từ diễn biến tích cực trên một số ít mã cổ phiếu vốn hóa lớn. Bên cạnh đó, trên nhiều bluechips áp lực bán có chiều hướng gia tăng mạnh trong khi sức mua tương đối yếu ớt.

Sự phân kỳ tiêu cực trên công cụ dòng tiền trong những phiên tăng của chỉ số là một tín hiệu cho thấy chưa có đủ cơ sở về mặt kỹ thuật để kết luận rằng thị trường đang tích cực hơn.

Bên cạnh đó, những phiên sắp tới, áp lực bán có thể còn tăng mạnh hơn nữa khi VN-Index tới sát kháng cự 430 điểm và HNX-Index tiến lại gần kháng cự mạnh 72 điểm.

Dấu hiệu của sự phân hóa

CTCP Chứng khoán BIDV (BSI): Thị trường có thêm 1 phiên tăng điểm. Giao dịch trên HOSE dược cải thiện đáng về cả điểm số lẫn khối lượng giao dịch. Các mã bluechip lớn như BVH, MSN, VNM tăng rất tốt đã giúp đẩy chỉ số VN-Index lên đáng kể so với ngày 08/08.

Trong khi đó, HNX đã có biểu hiện điều chỉnh sau khi tăng mạnh đầu phiên. Dù HBB và SHB vẫn tăng trần, các cổ phiếu trụ cột trên sàn này như VND, KLS, BVS đã bị giảm đáng kể đà tăng. Điều này cũng dễ hiểu khi các mã này đã tiến sát tới mức đỉnh ngắn hạn trước đó.

Nói chung, phiên tăng 09/08 khá tích cực với thanh khoản được tăng cường và đồng đều giữa 2 sàn. Dù chưa xuất hiện thông tin hỗ trợ mang tính toàn thị trường, diễn biến gần đây bắt đầu cho thấy dấu hiệu có sự phân hóa giữa các cổ phiếu riêng lẻ có thông tin cơ bản tốt. Đặc biệt khi những cổ phiếu này lại là những mã quan trọng trên sàn thì đây có thể là động lực dẫn dắt thị trường tiếp tục tăng điểm.

Dù vậy với góc nhìn dài hạn hơn, chúng tôi cho rằng, thị trường vẫn thực sự cần thông tin mang tính toàn diện để duy trì đà tăng điểm bền vững.

Dấu hiệu ổn định trong tương lai

CTCP Chứng khoán Á Âu (AAS): Tiếp tục tăng điểm đi kèm với sự cải thiện về KLGD, thị trường đang cho thấy một biểu hiện khá tích cực ở những bước đi đầu tiên trong quá trình hình thành nên một xu hướng ổn định hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, đó là khả năng trong dài hạn, trước mắt, nhà đầu tư cần xem xét việc tạm thời cơ cấu lại danh mục theo hướng gia tăng tỷ trọng tiền mặt thông qua việc giảm bớt các cổ phiếu với mục đích “lướt sóng” đã xác định từ trước.

Động thái này nên được thực hiện để bảo toàn những thành quả đạt được trong đợt tăng vừa rồi, đặc biệt, trước việc VN-Index chỉ còn cách mốc nhạy cảm 430 điểm 1 phiên tăng nhẹ.

Viết Vinh tổng hợp

FFN

Các tin tức khác

>   Chiến lược giao dịch ngày 09/08/2012 (09/08/2012)

>   Góc nhìn 09/08: Thận trọng vẫn hơn (08/08/2012)

>   Góc nhìn 08/08: Hy vọng mong manh (07/08/2012)

>   Technical View: Tháng 8 bắt đáy chứng khoán? (09/08/2012)

>   Ông Dominic Scriven: Khi nào nên đầu tư vào chứng khoán Việt Nam? (07/08/2012)

>   Chiến lược giao dịch ngày 07/08/2012 (07/08/2012)

>   Góc nhìn 07/08: Vừa mừng vừa lo (06/08/2012)

>   Maybank sẵn sàng cho “cuộc chơi” mới tại Việt Nam (06/08/2012)

>   Ông Andy Ho: Kinh tế sẽ sáng sủa hơn về cuối năm (06/08/2012)

>   Góc nhìn tuần 06 – 10/08: Mọi ý kiến đều bi quan (05/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật