Thứ Năm, 12/07/2012 13:58

Trần lãi suất cho vay 15%: Không chế tài, ngân hàng có thực hiện?

Cần để ý rằng, NHNN vẫn đang áp dụng quy chế xem xét mức tăng trưởng tín dụng 6 tháng một lần; và một khi ngân hàng lọt vào “danh sách đen” thì sẽ bị cơ quan này “chiếu cố”.

Chỉ “truyền đạt ý kiến chỉ đạo”, không ràng buộc pháp lý

Sau một thời gian dài áp trần lãi suất huy động (và liên tục được kéo giảm), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục thể hiện ý chí kéo hạ lãi suất khi tiếp tục chỉ đạo lãi suất cho vay tối đa. Theo đó, Thống đốc NHNN yêu cầu giảm lãi suất cho tất cả các khoản vay cũ về tối đa 15%/năm kể từ ngày 15/7/2012.

Điểm khác biệt lần này là việc yêu cầu này không được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật, mà thay vào đó là công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của thống đốc về các nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ trong sáu tháng cuối năm 2012.

Sau chỉ đạo này, một số ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Công thương (HOSE: CTG), Ngân hàng Ngoại thương (HOSE: VCB), Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank)… đã liên tục tiếp thị việc điều chỉnh lãi suất tất cả khoản vay xuống mức tối đa 15%/năm và áp dụng lãi suất ưu đãi đối với một số đối tượng khách hàng ưu tiên.

Không có ràng buộc pháp lý cũng như các biện pháp chế tài, liệu động thái hạ lãi suất cho vay này có đủ để tạo hiệu ứng lan tỏa trên toàn bộ hệ thống ngân hàng hay chỉ dừng lại ở mức độ kêu gọi như vẫn thường diễn ra trong quá khứ?

Cơ sở nào cho niềm tin hạ lãi suất cho vay?

Với những lần hạ lãi suất liên tục từ đầu năm 2012, chi phí vốn của nhiều ngân hàng lớn đã được kéo giảm đáng kể. Vì vậy, như đã thấy, nhóm ngân hàng này sẽ nhanh chóng hạ lãi suất cho vay theo yêu cầu của NHNN, như là một hành động “ghi điểm” đối với NHNN, khách hàng và nền kinh tế nói chung mà vẫn giữ được mức lợi nhuận yêu cầu.

Ngược lại, nhóm ngân hàng nhỏ vẫn gặp phải khó khăn nhất định do chi phí huy động vốn chưa thể giảm nhanh được và thậm chí hiện có thông tin vẫn phải lách quy định trần lãi suất huy động để đáp ứng nhu cầu vốn đầu vào.

Các ngân hàng dạng nhỏ này chịu nhiều áp lực để neo lãi suất cho vay cao, nhằm đáp ứng mức lợi nhuận tối thiểu theo yêu cầu của cổ đông. Bên cạnh đó, họ cũng có một nhóm đối tượng khách hàng riêng cần vốn với lãi suất cao, vì khó có thể tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ hơn từ các ngân hàng khác.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hệ thống ngân hàng bị kiểm soát chặt chẽ thì những hành động này sẽ ít nhiều thu hút sự chú ý đặc biệt của NHNN. Cần để ý rằng, NHNN vẫn đang áp dụng quy chế xem xét mức tăng trưởng tín dụng 6 tháng một lần; và rõ ràng một khi ngân hàng lọt vào “danh sách đen” thì sẽ bị cơ quan này “chiếu cố”.

Không loại trừ khả năng nhóm ngân hàng nhỏ vẫn sẽ lách mức trần lãi suất cho vay này, nhưng với tuyên bố công khai, các ngân hàng này cũng sẽ chịu áp lực từ chính khách hàng.

Ngoài ra, với việc hệ thống ngân hàng đã ổn định hơn rất nhiều so với trước đây, NHNN có vẻ như đang gặp nhiều thuận lợi để tạo đồng thuận kéo giảm lãi suất cho vay.

Hoàng Vũ (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Thanh khoản tốt lên, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh (12/07/2012)

>   Hết tuần đầu tháng 7, tín dụng tăng 1,76% (12/07/2012)

>   Dùng tiền “thật” xử lý nợ xấu (12/07/2012)

>   VietinBank sẵn sàng cho vay với lãi suất 11%/năm (11/07/2012)

>   Phá băng nợ xấu - Kỳ 2: Ứ vốn tại ngân hàng (11/07/2012)

>   Nợ xấu ở Cần Thơ sao đẹp thế? (11/07/2012)

>   Lợi nhuận các ngân hàng có thể “mất” tới 16.500 tỷ đồng? (11/07/2012)

>   Fitch giữ nguyên xếp hạng STB, CTG, ACB và Agribank; triển vọng “ổn định” (11/07/2012)

>   Ngân hàng cho vay mua nhà với lãi suất 9,9 tới 12% (10/07/2012)

>   Doanh nghiệp “sốt ruột” xin giảm lãi (10/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật