Thứ Ba, 24/07/2012 22:19

Góc nhìn 25/07: Kỳ vọng một đợt phục hồi

Thị trường tiếp tục giảm điểm mạnh càng làm gia tăng sự thận trọng cho nhà đầu tư lẫn các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, khá nhiều các thành viên thị trường đang kỳ vọng một hoặc vài phiên bật trở lại sau 3 phiên liên tục điều chỉnh.

Chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn

CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS): Thông tin CPI tháng 7 cả nước giảm 0.29% so với tháng trước đã không còn bất ngờ với nhiều nhà đầu tư, nhưng nó tiếp tục phản ánh thực trạng tổng cầu trong nền kinh tế chưa được cải thiện. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh không mấy tích cực của doanh nghiệp cho thấy chính sách cần nhiều thời gian hơn để đi vào thực tế sản xuất kinh doanh và sẽ khó có thay đổi tích cực ngay trong ngắn hạn.

BVS cho rằng, nhịp điều chỉnh này có thể kết thúc khi các chỉ số phản ứng tại ngưỡng hỗ trợ 410-415 với VN-Index và 68-69 đối với HNX-Index. Tuy nhiên, diễn biến trong những phiên vừa qua cho thấy tâm lý nhà đầu tư chưa thực sự ổn định và dòng tiền dường như chưa hội tụ đủ để hỗ trợ cho một đợt sóng tăng trung hạn.

Để tránh rủi ro, nhà đầu tư nên xem xét tạm dừng việc mua vào cổ phiếu, tránh mua đuổi ở các phiên bật tăng, chờ đợi các dấu hiệu rõ ràng hơn cho một đợt sóng trung hạn.

Cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu

CTCP Chứng khoán BIDV (BSI): Sau khi công bố thông tin lỗ quý 2/2012 lên tới gần 300 tỷ đồng, cổ phiếu PVX đã bị bán ra rất mạnh trong phiên 24/07 và rơi xuống mức giá sàn. Các cổ phiếu chủ chốt khác trên sàn Hà Nội cũng giảm rất mạnh theo sau PVX kéo chỉ số HNX-Index giảm sâu tới hơn 2%.

Ở chiều ngược lại, cầu tham gia bắt đáy cũng không hề yếu, đặc biệt trên sàn Hà Nội, thể hiện thông qua khối lượng khớp lệnh tăng vọt lên gần 50 triệu đơn vị. PVX và VND khớp nhiều nhất với khối lượng lần lượt là 9.3 và 6.2 triệu đơn vị. Bên HOSE, nhiều bluechip có trọng số lớn giảm sâu, đặc biệt BVH giảm sàn cũng khiến xu thế giảm lan rộng.

Thị trường phiên 24/07 đã chuyển biến sang hướng tiêu cực rất nhanh và phá vỡ hoàn toàn ngưỡng hỗ trợ 420 điểm. Hầu như không có sự giằng co đáng kể nào, còn lực cầu chỉ thực sự tham gia ở mức giá rất thấp. Với diễn biến như vậy, chúng tôi cho rằng, rủi ro nắm giữ cổ phiếu đang tăng lên. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, các nhà đầu tư nên cân nhắc giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ.

Áp lực bán sẽ chững lại

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Áp lực bán tiếp tục đè nặng lên diễn biến thị trường trong phiên giao dịch ngày 24/07. Trong bối cảnh thông tin vĩ mô tích cực vẫn chưa xuất hiện thì những thông tin về kết quả kinh doanh kém khả quan của nhiều doanh nghiệp lớn đang gây ảnh hưởng khá tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư đang tham gia thị trường.

Có thể thấy, áp lực bán ra khá quyết liệt ngay cả ở những cổ phiếu chủ chốt là nguyên nhân chính đẩy các chỉ số giảm khá mạnh trong phiên này. Đà giảm điểm kéo dài sang phiên thứ ba liên tiếp với thanh khoản sụt giảm đáng kể đã khiến cho xu thế hồi phục thị trường trở nên kém khả quan hơn trong ngắn hạn.

Phiên giao dịch tiếp theo, áp lực bán có thể sẽ tạm thời chững lại do các chỉ số đã lùi về khá gần mức đáy cũ. Tuy nhiên, trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư vẫn bất ổn như hiện nay thì chúng tôi tiếp tục bảo lưu quan điểm thận trọng. Nhà đầu tư không nên mở các vị thế mua mới và chờ đợi tín hiệu xác nhận xu thế tiếp theo của thị trường.

Kỳ vọng sẽ ổn định đến cuối tuần

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS): Thị trường diễn biến chậm với thanh khoản thấp trong phiên buổi sáng và các mã dẫn dắt trên sàn HNX (VND và PVX) giảm mạnh ngay từ đầu phiên càng góp phần tác động tiêu cực lên tâm lý thị trường.

Áp lực bán tăng mạnh trong phiên chiều khiến hầu hết cổ phiếu tiến sát về mức giá sàn và các chỉ số đóng cửa với số điểm gần như thấp nhất phiên.

Sau hai phiên giảm liên tiếp, các chỉ số đã để mất gần như toàn bộ số điểm đạt được vào tuần trước. Chúng tôi kỳ vọng, đà giảm điểm của các chỉ số sẽ chậm lại trong phiên ngày 25/07 và hướng đến sự ổn định trong những phiên cuối tuần.

Kỳ vọng đợt phục hồi nhẹ

CTCP Chứng khoán Á Âu (AAS): Dường như ảnh hưởng của chứng khoán trên thế giới đã có ít nhiều tác động đến thị trường trong nước thông qua động thái giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Khối này đã có phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp tại HOSE, góp phần không nhỏ trong việc kích hoạt gia tăng lượng cung, đặc biệt tại nhóm các cổ phiếu dẫn dắt thị trường.

Với phiên giảm điểm này, thị giá nhiều cổ phiếu đã quay trở lại mức hỗ trợ tương ứng khi VN-Index về ngưỡng 413 điểm dẫn đến khả năng thị trường có phản ứng tích cực tại vùng này là khá cao. Ngoài ra, nhận định “lãi suất sẽ giảm thêm ít nhất 2% đến cuối năm” dựa trên quan sát sự giảm tốc nhanh chóng của lạm phát được phát đi từ JPMorgan Chase cũng phần nào có tác động tích cực đến tâm lý thị trường trong các phiên tới.

Như vậy, một đợt hồi phục nhẹ đang được kỳ vọng, tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra thì khả năng đợt hồi phục này có thể duy trì qua thời hạn thanh toán T+4 hay không vẫn là một câu hỏi chưa thể có lời đáp trong hơn 3 tháng vừa qua.

Viết Vinh tổng hợp (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   Chiến lược giao dịch ngày 24/07/2012 (24/07/2012)

>   Góc nhìn 24/07: Thận trọng là cần thiết? (23/07/2012)

>   Dự báo chứng khoán tuần qua: Nhận định tăng, tự doanh mua ròng suốt tuần (23/07/2012)

>   Góc nhìn 23 – 27/07: Cơ hội để mua vào? (22/07/2012)

>   Góc nhìn 20/07: Mua thôi! (19/07/2012)

>   Chiến lược giao dịch ngày 19/07/2012 (19/07/2012)

>   Góc nhìn 19/07: Chờ! Chờ! Chờ! (18/07/2012)

>   Bộ trưởng Huệ: Cuối quý này, chứng khoán sẽ khởi sắc! (18/07/2012)

>   Góc nhìn 18/07: Chưa nên quá lạc quan (17/07/2012)

>   TS. Lê Xuân Nghĩa: “Cuối quý III, TTCK sẽ lên điểm” (17/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật