Thứ Ba, 05/06/2012 15:58

Australia hạ lãi suất xuống thấp nhất từ 2009

Tháng thứ hai liên tiếp, Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) hạ lãi suất từ 3.75% xuống 3.5%, mức thấp nhất từ năm 2009 nhằm bảo vệ nền kinh tế khỏi các rủi ro ngày càng lớn trên toàn cầu.

* Các ngân hàng trung ương lớn làm gì trong cảnh “nước sôi lửa bỏng”?

Thống đốc RBA Glenn Stevens cho biết trong thông báo kèm với quyết định trên rằng: “Đà tăng trưởng khiêm tốn trong nước, môi trường quốc tế còn nhiều bất ổn và triển vọng lạm phát đủ để áp dụng chính sách tiền tệ thông thoáng hơn”.

Được biết, tháng 5 vừa qua RBA hạ lãi suất 0.5%, mạnh hơn so với dự báo của các nhà kinh tế nhằm giảm lãi suất thế chấp do đà tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế. Tuy nhiên, các ngân hàng bán lẻ nước này đã không thể bắt kịp với động thái của RBA vì phải cố gắng bù đắp chi phí huy động vốn cao hơn.

RBA là một trong số ít ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển còn có thể hạ lãi suất. Lãi suất tiền mặt của RBA vẫn còn cao hơn rất nhiều so với các mức lãi suất  gần 0% của Mỹ, Anh và Nhật Bản.

Được biết, cho tới cuối 2011, RBA vẫn còn tăng lãi suất do lo lắng lạm phát sẽ leo thang trước sự bùng bổ của dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng. Tuy nhiên, dường như lạm phát đã được kiểm soát khá tốt trong phạm vi trung hạn từ 2-3% của RBA và ngân hàng này đang chuyển sang mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nội địa.

Trước đó, một số nhà kinh tế dự báo RBA sẽ hạ lãi suất bớt 0.5% tại cuộc họp chính sách tháng 6 do mối lo ngại về châu Âu gia tăng mạnh trong tháng 5 xuất phát từ cuộc bầu cử chưa đem lại kết quả cuối cùng của Hy Lạp và các tín hiệu về sự khó khăn của hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha.

Trong tuần này, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng sẽ tổ chức cuộc họp chính sách và công bố lãi suất tháng 6.

Phước Phạm (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   G7 họp khẩn về khủng hoảng nợ công tại Eurozone (05/06/2012)

>   Hãng Qantas dự báo lợi nhuận có thể sụt giảm 90% (05/06/2012)

>   Làm sao cứu Tây Ban Nha? (05/06/2012)

>   Mỹ hối thúc châu Âu củng cố hệ thống ngân hàng (05/06/2012)

>   S&P cảnh báo ít nhất 30% khả năng Hy Lạp rời Eurozone (05/06/2012)

>   Eurobond chia rẽ châu Âu (05/06/2012)

>   Các ngân hàng trung ương lớn làm gì trong cảnh “nước sôi lửa bỏng”? (04/06/2012)

>   Thêm tin xấu, Fed vẫn lưỡng lự hành động (04/06/2012)

>   Các nền kinh tế châu Á cần cẩn trọng trước "bão nợ" (04/06/2012)

>   Sống ở đâu mới là khốn khổ tận cùng thế giới? (04/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật