Thứ Hai, 04/06/2012 18:41

Các ngân hàng trung ương lớn làm gì trong cảnh “nước sôi lửa bỏng”?

Khủng hoảng ngày càng trầm trọng tại Eurozone và triển vọng tăng trưởng còn bấp bênh của nền kinh tế toàn cầu đã làm gia tăng kỳ vọng vào các biện pháp ứng phó của một số ngân hàng trung ương lớn. Dù tình hình đã trở nên cấp bách nhưng nhiều khả năng các ngân hàng trung ương có thể vẫn làm ngơ trước sức ép dồn dập trong tuần này.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) sẽ lần lượt tổ chức cuộc họp chính sách vào các ngày trong tuần bên cạnh loạt số liệu về lĩnh vực dịch vụ của Eurozone cũng như số liệu sản xuất và thương mại của hai nền kinh tế lớn là Mỹ và Đức.

Tiêu điểm trong tuần sẽ là cuộc họp vào ngày thứ Tư của ECB và nhà đầu tư sẽ theo dõi liệu đà bán tháo trái phiếu Chính phủ của các nước ngoại vi châu Âu cũng như làn sóng đổ xô vào trái phiếu Chính phủ Đức và trái phiếu kho bạc Mỹ có thôi thúc ECB hành động hay không.

Lý do để hoài nghi về khả năng chuyển biến mạnh mẽ của chính sách tiền là dù lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ xuống thấp kỷ lục và nhà đầu tư bắt đầu trả tiền cho Chính phủ Đức để có quyền nắm giữ nợ của nước này nhưng diễn biến của tất cả các thị trường có thể chưa đủ căng thẳng để các ngân hàng trung ương ra tay.

Tại châu Âu, chênh lệch giữa lãi suất Libor kỳ hạn 3 tháng và lãi suất qua đêm – thước đo sức khỏe của hệ thống ngân hàng - ổn định trong suốt tháng 5 chủ yếu nhờ động thái bơm hơn 1 ngàn tỷ EUR vào hệ thống ngân hàng của ECB trong tháng 12/2011 và tháng 2/2012.

Và dù tháng 5 là một tháng ảm đạm đối với các thị trường chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là Tây Ban Nha và Ý, nhưng S&P 500 và Nasdaq vẫn còn tăng trong năm nay. Tuy nhiên, các chỉ số có nguy cơ đánh mất đà tăng này sau khi số liệu việc làm thất vọng công bố hôm 01/06 của Mỹ đã khiến chỉ số MSCI thế giới trở về vạch xuất phát năm 2012.

Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên thị trường hiện đứng ở mức 25 điểm, bằng với các mức xác lập vào cuối tháng 12 vừa qua nhưng thấp hơn mức 48 điểm trong giai đoạn đen tối nhất của thị trường vào tháng 8 và tháng 9 năm ngoái.

“Bình thản” trước sức ép dồn dập?

Một lịch sự kiện dày đặc trong tháng 6 có thể cho thấy được diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ Eurozone, qua đó có thể khuyến khích các nhà làm chính sách tiền tệ châu Âu ngừng áp dụng thêm các biện pháp mới.

Các cuộc bầu cử tại Hy Lạp sẽ diễn ra vào ngày 17/06 theo sau đợt bầu cử quốc hội đầu tiên của Pháp vào ngày 10/06. Tiếp đó, các nhà lãnh đạo G20 sẽ tổ chức cuộc họp thượng đỉnh vào hai ngày 18-19/06 trong khi các nhà lãnh đạo G20 sẽ nhóm họp vào cuối tháng để đưa ra thêm các biện pháp đối phó với khủng hoảng.

Tuy nhiên, ECB đang đối mặt với sức ép ngày càng lớn về việc xoa dịu mối lo lắng sâu sắc xung quanh khả năng Hy Lạp rời khỏi Eurozone và nỗi lo sợ rằng chi phí hỗ trợ hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha có thể khiến nước này phải nhờ đến gói giải cứu.

Lợi suất trái phiếu Tây Ban Nha tăng vọt trong tuần qua lên sát mức cao nhất kể từ khi đồng EUR ra đời và đã làm dấy lên nghi ngờ về khả năng tự tài trợ của nước này trong một thời gian dài mà không cần sự hỗ trợ nào từ bên ngoài.

Tây Ban Nha sẽ là một phép thử quan trọng đối với tâm lý nhà đầu tư khi nước này tổ chức thêm một số cuộc đấu giá trái phiếu Chính phủ vào ngày thứ Năm vì lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đang dao động quanh mức 6.5% - tức gần bằng mức 7% từng khiến các quốc gia khác trong khu vực tìm kiếm gói giải cứu.

Cuộc thăm dò mới nhất trên các nhà kinh tế của Reuters cho thấy ECB sẽ chịu đựng được sức ép hạ lãi suất trước thời điểm cuối năm 2013 nhưng số người dự báo điều này đã giảm so với cuộc thăm dò lần trước do các số liệu kinh tế ảm đạm. Theo đó, chỉ 11/73 số người tham gia do cho rằng ECB sẽ hạ lãi suất vào ngày 06/06.

Theo kết quả một cuộc thăm dò khác của Reuters, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng sẽ chống chọi được các lời kêu gọi bơm thêm tiền vào nền kinh tế tại cuộc họp ngày 07/06. Dù vậy, một tỷ lệ tương tự cũng dự báo BoE có khả năng in tiền trở lại trong thời gian tới.

Trong khi đó, chỉ một số ít các nhà kinh tế dự báo RBA sẽ giữ nguyên lãi suất vào ngày thứ Ba.

Đồng thời, cuộc họp chính sách vào giữa tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và sự kết thúc của chương trình nới lỏng định lượng hiện tại (chương trình hoán đổi trái phiếu - 'Operation Twist') có thể đem lại một số thay đổi nhất định.

Phước Phạm (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   Thêm tin xấu, Fed vẫn lưỡng lự hành động (04/06/2012)

>   Các nền kinh tế châu Á cần cẩn trọng trước "bão nợ" (04/06/2012)

>   Sống ở đâu mới là khốn khổ tận cùng thế giới? (04/06/2012)

>   George Soros: Châu Âu chỉ còn 3 tháng để giải quyết khủng hoảng (04/06/2012)

>   Châu Âu hoạch định kế hoạch lớn cứu Eurozone (04/06/2012)

>   Tây Ban Nha cam kết theo đuổi biện pháp khắc khổ (03/06/2012)

>   "Ý tưởng Italy nên rút khỏi Eurozone chỉ là trò đùa" (03/06/2012)

>   Nhật Bản-EU tiến gần hơn trong các đàm phán FTA (03/06/2012)

>   EU sắp đưa ra gói giải cứu trị giá 620 tỉ USD (03/06/2012)

>   Kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng chậm trong 2012 (03/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật