Thứ Hai, 04/06/2012 10:12

George Soros: Châu Âu chỉ còn 3 tháng để giải quyết khủng hoảng

Soros tin tưởng rằng cuối cùng Đức sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để duy trì Eurozone.

Liên minh châu Âu (EU) chỉ còn khoảng 3 tháng để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của mình trước khi các thị trường không thể cho khu vực này thêm cơ hội nào nữa.

* Châu Âu hoạch định kế hoạch lớn cứu Eurozone

* Cập nhật tình hình khủng hoảng châu Âu

* EU sắp đưa ra gói giải cứu trị giá 620 tỉ USD

Đó là lời cảnh báo của nhà đầu tư tỷ phú George Soros, Chủ tịch của Soros Fund Management LLC trong ngày thứ Bảy tại một hội nghị kinh tế diễn ra tại Trento, Ý. Ông nói: “Chúng ta đang tiến tới một thời điểm mang tính bước ngoặt. Sau khi các khoản vay kỳ hạn 3 tháng hết hạn, các thị trường sẽ tiếp tục có nhu cầu vay thêm nhưng các nhà chức trách sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu này”.

Soros ví EU như một quả bong bóng, không phải là bong bóng tài chính mà là bong bóng chính trị và có thể nổ tan do khủng hoảng nợ Eurozone. Theo ông, trong giai đoạn bùng nổ, EU là một “vật thể kỳ bí” – không thực nhưng hấp dẫn – như nhà phân tích tâm lý David Tuckett đã ví von. Nếu nhìn lại thì rõ ràng nguồn gốc của mọi rắc rối chính là các quốc gia thành viên đã trao cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyền tạo ra đồng tiền định danh.

Eurozone cần phải có một cơ chế bảo hiểm tiền gửi cho các ngân hàng cũng như cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng thông qua Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM). Các cơ chế này phải tuân thủ nghiêm ngặt sự giám sát và quy định của toàn Eurozone.

Theo Soros, rào cản hiện nay chính là Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) và Chính phủ nước này. Thủ tướng Angela Merkel vẫn còn thận trọng về việc tăng cường hỗ trợ đối với các quốc gia còn lại của Eurozone. Ông tin tưởng rằng cuối cùng Đức sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để duy trì Eurozone vì khoản thua lỗ khổng lồ mà các ngân hàng nước này phải gánh chịu nếu Eurozone đổ vỡ và những thiệt hại đối với lĩnh vực xuất khẩu, từ đó có thể dẫn đến việc sử dụng trở lại đồng Mác và rất có khả năng đồng tiền này sẽ tăng mạnh hơn nhiều so với đồng EUR.

Ông cảnh báo sự kiểm soát hoàn toàn của Đức đối với các quốc gia ngoại vi có thể là nguyên nhân dẫn đến tình huống khó xử như hiện nay.

Soros cho rằng người ta đã đổ lỗi quá nhiều cho các quốc gia ngoại vi Eurozone, chẳng hạn như Hy Lạp và Tây Ban Nha và các chủ nợ như Đức phải gánh chịu một phần trách nhiệm. Quốc gia trung tâm phải chịu trách nhiệm cho việc tạo ra một hệ thống sai lầm, phê chuẩn các hiệp ước sai lầm, theo đuổi các chính sách sai lầm và luôn đưa ra biện pháp quá kém hiệu quả cũng như quá trễ. “Cuối thập niên 1980, Mỹ La tinh đã trải qua thập kỷ mất mát và châu Âu cũng sắp chịu số phận tương tự. Đó chính là trách nhiệm mà Đức và các quốc gia chủ nợ khác cần phải chấp nhận”.

Theo nhận định của Soros, sai lầm của các nhà chức trách châu Âu là đã tập trung vào các biện pháp khắc khổ thay vì tập trung vào trăng trưởng. Ông nói: “Các nhà chức trách đã không hiểu rõ bản chất của cuộc khủng hoảng và cho rằng đó là một vấn đề tài chính trong khi đây là một vấn đề ngân hàng và cũng là vấn đề về sự cạnh tranh. Và họ đã đưa ra phương thuốc sai: Bạn không thể cắt giảm nợ bằng cách thu hẹp nền kinh tế”.

“Khủng hoảng sẽ trầm trọng hơn vì các quốc gia đã không nắm vững được các động lực đem lại sự thay đổi cho xã hội; các biện pháp chính sách có thể phát huy hiệu quả tại một thời điểm và không còn có hiệu quả vào một thời điểm khác”, nhà đầu tư tỷ phú này cho biết thêm.

Những nhận định trên của Soros lặp lại quan điểm của các chuyên gia kinh tế nổi tiếng, trong đó có Paul Krugman. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều chính trị gia Eurozone ủng hộ giảm áp dụng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” khắc nghiệt và đẩy mạnh tăng trưởng.

Phước Phạm (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   Châu Âu hoạch định kế hoạch lớn cứu Eurozone (04/06/2012)

>   Tây Ban Nha cam kết theo đuổi biện pháp khắc khổ (03/06/2012)

>   "Ý tưởng Italy nên rút khỏi Eurozone chỉ là trò đùa" (03/06/2012)

>   Nhật Bản-EU tiến gần hơn trong các đàm phán FTA (03/06/2012)

>   EU sắp đưa ra gói giải cứu trị giá 620 tỉ USD (03/06/2012)

>   Kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng chậm trong 2012 (03/06/2012)

>   Thủ tướng Nga ra lệnh hành động cứu đồng ruble (03/06/2012)

>   Lãnh đạo EU bi quan về sự tồn tại của Eurozone (03/06/2012)

>   Kinh tế Indonesia tiếp tục duy trì tỷ lệ lạm phát thấp (02/06/2012)

>   Mỹ và Tây Ban Nha tìm cách hỗ trợ ngân hàng yếu (01/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật