Thứ Ba, 05/06/2012 09:54

S&P cảnh báo ít nhất 30% khả năng Hy Lạp rời Eurozone

Nguyên nhân có thể là do cử tri Hy Lạp phản đối yêu cầu cải cách của EC, IMF và ECB; kéo theo sự trì hoãn của các khoản hỗ trợ tài chính từ bên ngoài và đẩy nước này rơi vào thảm cảnh vỡ nợ công.

* Các ngân hàng trung ương lớn làm gì trong cảnh “nước sôi lửa bỏng”?

S&P cho rằng những khó khăn mà Hy Lạp phải trải qua khi chuyển sang đồng tiền của mình có thể ngăn cản các quốc gia khác có hành động tương tự

S&P cho rằng những khó khăn mà Hy Lạp phải trải qua khi chuyển sang đồng tiền của mình có thể ngăn cản các quốc gia khác có hành động tương tự

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) cho rằng ít nhất 30% khả năng Hy Lạp sẽ rời Eurozone trong các tháng tới sau khi nước này tổ chức cuộc bầu cử mới vào ngày 17/06.

S&P cho biết trong thông báo hôm 04/06 rằng nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do cử tri Hy Lạp phản đối yêu cầu cải cách của Ủy ban châu Âu (EC), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), kéo theo sự trì hoãn của các khoản hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - tài chính của Hy Lạp trong trung hạn và nhiều khả năng đẩy nước này rơi vào thảm cảnh vỡ nợ công.

Bên cạnh việc xác định khả năng Hy Lạp rời Eurozone, S&P còn đánh giá tác động của sự rút lui này đến xếp hạng tín nhiệm của các Chính phủ khác trong khu vực. Tuy nhiên, S&P cho rằng nếu Hy Lạp từ bỏ đồng EUR, các quốc gia Eurozone sẽ không có khả năng rơi vào vết xe đổ của nước này.

S&P cho rằng những khó khăn mà Hy Lạp phải trải qua khi chuyển sang đồng tiền của mình có thể ngăn cản các quốc gia khác có hành động tương tự. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng rất muốn chứng minh rằng Hy Lạp là một trường hợp đặc biệt và sẽ nhanh chóng hành động để hỗ trợ các quốc gia khó khăn khác.

Theo S&P, việc rời khỏi Eurozone và sử dụng lại đồng đracma sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Hy Lạp và phải mất nhiều năm nước này mới nhận thấy được lợi ích từ việc phá giá đồng tiền của mình. S&P cho biết rằng việc sử dụng đồng nội tệ sẽ rất tốn kém đối với người dân Hy Lạp.

S&P 500 cũng cảnh báo tổng số tiền mà ECB và các ngân hàng trung ương khác tại Eurozone cho Hy Lạp vay là khoảng 200 tỷ EUR. Tuy nhiên, sự vỡ nợ của Hy Lạp sẽ không tác động xấu đến mức độ tín nhiệm của các ngân hàng trung ương hoặc vị thế đồng tiền dự trữ của EUR.

Đồng thời, IMF có thể tránh được thua lỗ từ khoản vay 20 tỷ EUR nhờ vị thế “chủ nợ ưu tiên” trong trường hợp Hy Lạp vỡ nợ. Tuy nhiên, Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) có thể gánh chịu khoản thua lỗ đáng kể. Hiện tổng giá trị các khoản vay dài hạn mà EFSF đã cung cấp cho Hy Lạp lên tới 108 tỷ EUR.

Phước Phạm (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   Eurobond chia rẽ châu Âu (05/06/2012)

>   Các ngân hàng trung ương lớn làm gì trong cảnh “nước sôi lửa bỏng”? (04/06/2012)

>   Thêm tin xấu, Fed vẫn lưỡng lự hành động (04/06/2012)

>   Các nền kinh tế châu Á cần cẩn trọng trước "bão nợ" (04/06/2012)

>   Sống ở đâu mới là khốn khổ tận cùng thế giới? (04/06/2012)

>   George Soros: Châu Âu chỉ còn 3 tháng để giải quyết khủng hoảng (04/06/2012)

>   Châu Âu hoạch định kế hoạch lớn cứu Eurozone (04/06/2012)

>   Tây Ban Nha cam kết theo đuổi biện pháp khắc khổ (03/06/2012)

>   "Ý tưởng Italy nên rút khỏi Eurozone chỉ là trò đùa" (03/06/2012)

>   Nhật Bản-EU tiến gần hơn trong các đàm phán FTA (03/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật