Thứ Hai, 07/05/2012 18:56

Xuất khẩu dệt may "sống nhờ" doanh nghiệp FDI

Trong bốn tháng đầu năm 2012, dệt may tiếp tục đứng đầu trong danh sách 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng thành tích này chủ yếu là nhờ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ ngày 1-1 đến ngày 15-4-2012, hàng dệt may đứng đầu danh sách 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất, đạt hơn 3,7 tỉ đô la Mỹ, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng may mặc cũng được Tổng cục Thống kê xếp vào các mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng cao trong bốn tháng đầu năm nay.

Tuy nhiên, theo bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), nhìn chung xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước hiện không thể tăng. Bà Dung cho biết, theo báo cáo của Bộ Công Thương thì việc tăng này là từ doanh nghiệp FDI.

Bà Dung cho biết thêm, mặc dù tình hình đơn hàng may mặc trong năm nay nhìn chung không tốt, nhưng các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam vẫn nhận được đơn hàng từ các công ty mẹ ở nước ngoài vốn thực hiện khá tốt việc marketing. Ngoài ra, do có một lượng doanh nghiệp nhỏ trong ngành đóng cửa, nên doanh nghiệp FDI hiện vẫn tuyển được lao động, chứ không khó về lao động như những năm trước.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu Đan TPHCM, cũng thắc mắc về việc tại sao đơn hàng xuất khẩu may mặc của doanh nghiệp trong nước bị giảm, nhưng thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng từ đầu năm đến nay. Theo ông Hồng, từ đầu năm đến nay lượng đơn hàng xuất khẩu trong ngành giảm 15% ở doanh nghiệp lớn, và khoảng 20-30% ở doanh nghiệp nhỏ. Sự sụt giảm này, theo ông Hồng, là nhiều hơn dự báo trước đó.

Ngoài ra, theo bà Đặng Phương Dung, hầu hết các thành viên của VITAS đều cho biết đã có đơn hàng trong quí 2-2012, nhưng giá thực hiện không cao, dù giá đầu vào tăng cao. Do đó, nhiều doanh nghiệp cho biết đang mắc kẹt trong tình trạng: có việc làm, nhưng không có lợi nhuận, thậm chí lỗ.

Theo VITAS, doanh nghiệp FDI đang chiếm khoảng 25% trong toàn ngành dệt may xét về số lượng doanh nghiệp. Xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm 60-65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong năm 2011.

Trước đó, trong hội nghị giao ban xuất khẩu ba tháng đầu năm 2012, ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cũng cho rằng tăng trưởng xuất khẩu trong quí 1-2012 (tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2011) chủ yếu rơi vào doanh nghiệp FDI, đặc biệt các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực như công nghệ thông tin, điện thoại di động. Riêng đối với Samsung, trong năm rồi doanh nghiệp này xuất khẩu trên 6 tỉ đô la Mỹ và năm nay trung bình mỗi tháng xuất khẩu trên 1 tỉ đô la Mỹ.

T. Thu

TBKTSG

Các tin tức khác

>   DN chết không dám "bố cáo" vì sợ ngân hàng xiết nợ (07/05/2012)

>   Hỗ trợ, chứ không phải cứu (07/05/2012)

>   Thanh tra hàng loạt dự án thủy điện (07/05/2012)

>   Kích tiêu dùng là cứu doanh nghiệp (07/05/2012)

>   Đổ 100.000 tỉ vào Vinalines (07/05/2012)

>   Tái cơ cấu Vietnam Airlines: Giảm độc quyền, tăng sức cạnh tranh (07/05/2012)

>   Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi? (07/05/2012)

>   29.000 tỉ đồng cứu DN: Liều thuốc chưa đủ mạnh (06/05/2012)

>   Niềm tin của người tiêu dùng Việt xuống mức thấp (06/05/2012)

>   Năm nhóm giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp (06/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật