Thứ Năm, 03/05/2012 13:26

Các doanh nghiệp thủy sản vẫn è cổ đóng phí

Mất ít nhất 2 buổi đổi thoại với Bộ NN-PTNT và hàng loạt văn bản kiến nghị, song nguyện vọng cắt giảm các khoản phí không cần thiết cho các DN xuất khẩu thủy sản dường như khó thành.

Theo các DN thủy sản, hiện mỗi chỉ tiêu kiểm tra lên đến hàng triệu đồng, có những lô hàng phải kiểm tra tới hàng chục chỉ tiêu, trong khi phía nhà nhập khẩu chỉ yêu cầu 4-5 chỉ tiêu. Đây là sự lãng phí không cần thiết.

Phí không cần thiết

Theo Hiệp hội chế biến, xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), chi phí kiểm nghiệm lô hàng trước khi xuất khẩu đang trở thành gánh nặng với DN, khi mức phí phải trả tăng 1,5 – 2 lần so với trước đó. Việc lấy mấu kiểm nghiệm lô hàng, cùng các biện pháp, thủ tục kiểm soát trước khi xuất khẩu (XK) đã khiến các lô hàng  XK của DN phải chờ 7 - 10 ngày là một bất lợi lớn, nhất là trong thời điểm DN khó khăn về vốn, tín dụng như hiện nay, làm giảm tính cạnh tranh so với các nước XK thủy sản tương tự như VN.

Đại diện một DN tại Bà Rịa – Vũng Tàu, cho rằng rất nhiều tiêu chuẩn khách hàng NK không yêu cầu mà trong nước vẫn áp dụng cho DN. Trong khi để đáp ứng thì có những tiêu chuẩn tính ra DN phải mất hơn 1 tỷ đồng/năm. “Ngay cả khi phân loại DN theo mức ABCD, DN đạt loại A cũng vẫn phải chạy ngược xuôi để lấy giấy chứng nhận trình hải quan thì tiêu chuẩn đó có nghĩa lý gì”, DN này bức xúc.

Không những vậy, theo ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch VASEP, trước đây các DN làm tờ khai có thể XK nhưng giờ yêu cầu phải có chứng thư (health certificate) mới cho xuất, khiến DN phải mất thêm chi phí. Ông Minh cho rằng, các thị trường có quy định thì cứ kiểm tra, nhưng những thị trường không kiểm tra thì không nên ràng buộc, những thủ tục hành chính không mang tính quốc tế thì không nên áp dụng. “Với giá trị xuất khẩu lên đến 6 tỉ USD, những sự cố nhỏ từ các thị trường là điều không tránh khỏi. Tỉ lệ vi phạm VSATTP với thủy sản xuất khẩu hiện nay chưa đến 1/10.000 là rất nhỏ, không đến mức phải dựng cả một hàng rào cản làm khó DN”, ông Minh nói. Cũng theo ông Minh, các cơ quan quản lý không nên tự đặt rào cản kiểm tra và hải quan làm khó cho DN xuất trong nước, vì bản thân các DN đều đủ nhận thức để phòng thủ khi xuất khẩu vào những thị trường khó tính. Chẳng hạn, hiện nay trong nước quy định có chứng thư mới được xuất khẩu, trong khi một số thị trường như Mỹ, Trung Đông… không yêu cầu những chứng thư này.

Khó chiều lòng tất cả

Tuy nhiên, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), cho rằng nhiều nước láng giềng thực hiện việc kiểm tra còn khắc nghiệt hơn Việt Nam. Chẳng hạn Singapore kiểm tra từng lô hàng để đảm bảo uy tín; Indonesia cũng chỉ cho XK những lô hàng được sản xuất tại các cơ sở đủ điều kiện VSATTP do cơ quan thẩm quyền nhà nước công nhận.… Ông Tiệp cũng cho rằng, phí kiểm tra hiện nay giữ nguyên mức từ năm 2002, nếu so với biến động của thời giá thì phí này hiện rất thấp. Và không phải quy định nào cũng giữ nguyên, nhiều quy định thuộc nhóm biện pháp siết chặt kiểm tra VSATTP từ những vụ cảnh báo trước đây đã được gỡ bỏ.

Đại diện Nafiqad cũng thông báo hiện có 2 loại chứng nhận là chứng nhận nhà nước và chứng nhận thương mại (nhà nhập khẩu yêu cầu kiểm tra chỉ tiêu nào, chỉ kiểm tra chỉ tiêu đó). Tuy nhiên phía Nafiquad chỉ có thể làm theo chứng nhận Nhà nước, vì điều này lên quan đến quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia chứ không phải hai DN. Mục đích của việc kiểm tra là duy trì uy tín sản phẩm, thương hiệu sản phẩm của cả quốc gia. Thông báo này đồng nghĩa với việc các kiến nghị của DN sẽ khó được xem xét.

Nguyên Khải

đất việt

Các tin tức khác

>   Gia hạn nợ không phải "gậy thần" giúp DN sống lại (03/05/2012)

>   25.000 tỉ đồng cứu doanh nghiệp (03/05/2012)

>   Giảm tần suất kiểm tra thủy sản (03/05/2012)

>   Nhiều doanh nghiệp New Zealand muốn vào Việt Nam (02/05/2012)

>   EVN báo cáo: Nước rò rỉ của thủy điện sông Tranh còn 1,5 lít/giây (02/05/2012)

>   Nhập siêu giảm, chỉ tiêu 108 tỷ USD vẫn là thách thức (02/05/2012)

>   Tái cơ cấu DN ngành giao thông: Lo ngại phép cộng dồn (02/05/2012)

>   S-Fone thay tướng, có đổi được vận? (02/05/2012)

>   Chào Việt Nam, Beeline đi đây! (02/05/2012)

>   Cơ quan nào sẽ quản doanh nghiệp nhà nước? (02/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật