Thứ Hai, 09/04/2012 06:28

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Quý 1-2012 tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tiếp tục giảm, âm 2,13% so với cuối năm trước. Theo các chuyên gia đây là dấu hiệu đáng lo, cho thấy nền kinh tế đang bị chậm lại, ảnh hưởng tới sản xuất, đòi hỏi thời gian tới Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải tiếp tục đẩy mạnh lộ trình kéo giảm lãi suất để kích hoạt tăng trưởng.

Thừa nhiều tiền nhưng không dám cho vay...

Trong cuộc hội thảo mới đây, bà Đỗ Thị Nhung, Vụ phó Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN cho biết, trong thời gian tới để hỗ trợ doanh nghiệp, trong quý 2 này NHNN sẽ điều chỉnh trần lãi suất huy động về 12%/năm. Quyết định này được dựa trên tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định, lạm phát tăng chậm, được kiểm soát ở mức thấp trong 8 tháng qua. Bên cạnh đó, nhiều dấu hiệu tốt từ các ngân hàng thương mại (NHTM) như thanh khoản được cải thiện, vốn tín dụng dồi dào. Cụ thể, việc giảm lãi suất sẽ được tiến hành theo lộ trình, trung bình mỗi quý sẽ giảm 1%. Đến cuối năm, mục tiêu có thể hạ trần lãi suất huy động xuống 10 - 11%/năm, theo đó lãi suất cho vay cũng sẽ giảm tương ứng. Riêng về phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), chủ chương của NHNN sẽ tạo điều kiện tối đa để những DNNVV được là đối tượng ưu tiên về vay vốn. Đặc biệt, để tháo gỡ khó khăn, có thể tới đây NHNN sẽ nghiên cứu áp dụng các đối tượng không khuyến khích là: cho vay tiêu dùng, đối tượng vay mua nhà ở và sẽ loại trừ thêm một số đối tượng khác.

NHNN cũng yêu cầu các NHTM  năm nay nên ưu tiên an toàn và cố gắng tiết giảm các chi phí kinh doanh, có như vậy mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn rẻ. Đồng thời, phía ngân hàng cũng cần phải cơ cấu lại nợ đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn do tồn kho lớn. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay nhiều NHTM cho biết thanh khoản đang thừa và rất nhiều tiền nhưng không dám cho vay. Vì sợ rủi ro cho vay nếu không đòi được thì sẽ mất thanh khoản, mà mất thanh khoản thì NHNN sẽ cho vào nhóm thấp, không được tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, NHTM nào nợ quá hạn trên 3% sẽ bị hạn chế nhiều hoạt động.

Trước tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng NHNN nên áp dụng phương án có một mức khống chế chênh lệch giữa chi phí đầu vào với lãi suất đầu ra. Theo bà Nhung, vấn đề giảm lãi và miễn lãi với khách hàng hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của các NHTM, NHNN chỉ có tính chất định hướng. Do vậy, các NHTM cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp mà đặc biệt là DNNVV để hỗ trợ họ có thể tiếp cận được vốn.

Xử lý nghiêm vượt trần

Theo một quan chức Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, việc tăng trưởng tín dụng âm trong quý 1-2012 thực sự là thách thức rất lớn đối với nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Khác với các năm trước, hiện tượng đình đốn sản xuất đã khiến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế suy giảm mạnh. Trong khi đó để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6% - 6,5% thì tín dụng cả năm phải tăng trưởng đảm bảo 15% - 17%.

Theo vị quan chức này, cần thúc đẩy tín dụng trong thời gian tới. về sự cân đối, điều tiết nguồn vốn cho nền kinh tế, tránh tình trạng tín dụng những tháng đầu năm chậm rồi đẩy mạnh vào cuối năm theo kiểu no dồn đói góp, không đồng đều trong quá trình vận động nền kinh tế. Việc điều hành chính sách tiền tệ theo đó cũng có thể bị lệch. Nếu tín dụng âm đầu, dồn cuối thì sẽ gây ra  sức ép cung tiền và tạo vòng quay mới lạm phát cuối năm và đầu năm tới.

Theo TS Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, trần lãi suất huy động đã được cắt giảm và theo lộ trình sẽ hạ dần trong thời gian tới, nhưng tình trạng vượt trần vẫn có. Thực tế, quy định trần lãi suất huy động 13%/năm hiện nay không phải ngân hàng nào cũng chấp hành nghiêm túc. Do đó, muốn giảm lãi vay, đòi hỏi phải xử lý nghiêm những ngân hàng lách trần lãi suất tiết kiệm.

Nhiều ý kiến cho rằng các NHTM cần thiết tạo thêm nhiều điều kiện để tín dụng tăng trưởng. Nên khuyến nghị các NHTM cần đa dạng hóa, nâng cao năng lực thẩm định để triển khai các sản phẩm cũng như cung ứng vốn vay cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng, tránh tình trạng vốn trong ngân hàng dù dư giả nhưng không thể cho vay ra, nên dùng vốn mua trái phiếu chính phủ, còn doanh nghiệp thì “khát” vốn và đứng trước tình trạng đình đốn sản xuất.

Trương Vinh

sài gòn giải phóng

Các tin tức khác

>   Rục rịch giảm tiếp lãi suất (07/04/2012)

>   Hai câu chuyện về sự minh bạch (07/04/2012)

>   Sáp nhập ngân hàng và góc nhìn truyền thông (07/04/2012)

>   Lãi suất “ảo” sẽ hết đất sống? (07/04/2012)

>   Độc quyền vốn và lãi suất (07/04/2012)

>   Thận trọng với lãi suất tiền gửi cao (06/04/2012)

>   Sẽ hạ hệ số rủi ro cho vay BĐS và CK từ 250 xuống 150%? (06/04/2012)

>   NHNN: 'Trần huy động sẽ về 12% một năm' (06/04/2012)

>   Ông Cao Sỹ Kiêm: Mỗi quý, trần lãi suất có thể giảm 1% (06/04/2012)

>   Ngân hàng kế hoạch giảm tiếp lãi suất cho vay (06/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật