Chủ Nhật, 18/12/2011 08:06

Tái cấu trúc DN nhà nước và bài toán chọn nhà đầu tư

Chọn lựa được một nhà đầu tư chiến lược thích hợp vào lúc này không chỉ giúp doanh nghiệp nhà nước có thêm nguồn vốn mới mà quan trọng hơn còn hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao công tác quản trị, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường.

Trong khi vụ việc tái cấu trúc của ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam còn chưa ngã ngũ, có thông tin hơn 40 định chế tài chính nước ngoài mong muốn được làm nhà đầu tư chiến lược của ngân hàng này qua việc mua lại tối đa 15% cổ phần.

Sự việc này một mặt cho thấy sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài tới các doanh nghiệp nhà nước đang tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu, nhưng mặt khác cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nhà nước có kế hoạch IPO hay cổ phần hóa trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, nguồn vốn trong xã hội không còn dồi dào như trước.

Hay nói một cách khác, chọn lựa được một nhà đầu tư chiến lược thích hợp vào lúc này không chỉ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn mới, mà quan trọng hơn còn hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao công tác quản trị, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường... Tuy nhiên, làm sao để chọn được một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có hiệu quả vào lúc này là điều không dễ với nhiều doanh nghiệp.      

Cách đây 5 năm, một phần vốn xây dựng nhà máy mới Halico đã được lấy từ tiền bán trên 45% phần vốn nhà nước tại đây khi doanh nghiệp này tiến hành IPO.

Có được nhà xưởng mới, hiện đại cũng là lúc ban lãnh đạo Halico nhận thấy, thay vì các cổ đông nhỏ lẻ, đã đến lúc cần có một đối tác chiến lược đủ tầm để hỗ trợ quản trị doanh nghiệp, phát triển sản phẩm, làm thương hiệu và mở rộng thị trường…

Sau 3 năm tìm hiểu, Diageo - một công ty đa quốc gia hoạt động tại 180 quốc gia trên thế giới đã được lựa chọn làm đối tác chiến lược thông qua việc đối tác này tự mua lại 30% cổ phần Halico từ các cổ đông nhỏ lẻ.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm, nguồn tiền vào thị trường hạn hẹp, cách làm của Halico đang được xem là một hướng đi tốt cho cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và một bộ phận trong số hơn 1.300 doanh nghiệp nhà nước nói riêng đang tiến hành tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Một kế hoạch đang được Chính phủ đề ra là từ nay đến 2015 sẽ có khoảng 700 doanh nghiệp nhà nước nữa tiến hành cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu…

Theo các công ty chuyên cung cấp thông tin, dữ liệu kinh tế cho các định chế đầu tư nước ngoài thì chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đang gây được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực như viễn thông, năng lượng, thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng, chứng khoán.

Tuy nhiên, do còn ít kinh nghiệm nên không phải doanh nghiệp nhà nước nào bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài cũng diễn ra tốt đẹp.Trong nhiều trường hợp, nguy cơ bị thôn tính, đánh mất thương hiêu, mất thị phần hay trở thành nhà phân phối cho các sản phẩm nước ngoài đã trở thành hiện thựctrong thời gian qua ở nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển đổi. Do vậy, bên cạnh sự khôn khéo trong đàm phán, tự chủ điều hành của chính các doanh  nghiệp,  các cơ quan chức năng cũng cần tính đến việc xây dựng một khung khổ pháp lý chung cho hoạt động bán cổ phần cho các đối tác chiến lược.

Dự báo trong thời gian tới, sẽ có nhiều thương vụ doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài. Còn nhìn vào hiện tại, tính riêng trong 11 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế của Việt Nam đã tiến hành hàng trăm vụ bán cổ phầncủa mình cho nhà đầu tư nước ngoài với số tiền lên tới gần 3 tỷ USD. Lượng vốn này lớn gần bằng số vốn ODA giải ngân của cả năm nay và bằng gần một phần ba số vốn mà các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam trong năm 2011.

Mạnh Hùng

vtv

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp FDI: Vẫn chuyển giá, trốn thuế (17/12/2011)

>   Nhìn cận cảnh ngành lúa gạo (17/12/2011)

>   Cơ hội đã trở thành thách thức? (17/12/2011)

>   Yahoo! Khẳng định kết quả nghiên cứu thị trường internet di động (17/12/2011)

>   Thị trường điện thoại, máy tính vẫn tăng trưởng mạnh (17/12/2011)

>   Xuất khẩu thuỷ sản sang châu Âu: Lo thu tiền hàng thật nhanh (17/12/2011)

>   Xuất khẩu thủy sản đạt 6 tỉ đô la Mỹ (16/12/2011)

>   Ngành thép từng điêu đứng vì... tham tán (16/12/2011)

>   Vốn cho doanh nghiệp: Rất thiếu và rất… nhiều! (16/12/2011)

>   Khu công nghệ cao TPHCM: Xuất khẩu hơn 1,4 tỉ USD (16/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật