Thứ Sáu, 18/11/2011 06:46

Khó khăn: Bảo hiểm lo thủ thế cầu an

Với biến động chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp (DN) bảo hiểm phi nhân thọ đang khó khăn để hoàn thành chỉ tiêu 2011. 2012, nhiều DN không dám đặt mục tiêu tăng trưởng cao mà lo thủ thế để an toàn.

Áp lực cuối năm

Cho đến thời điểm này, dù tốc độ tăng trưởng quý III/2011 so với cùng kỳ năm 2010 vẫn rất khả quan. Tuy nhiên một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ thừa nhận nếu so với kế hoạch đầu năm đề ra thì vẫn còn rất nhiều nỗ lực mới hoàn thành kế hoạch.

Những số liệu mới công bố cho thấy, khối phi nhân thọ có những DN rất khả quan để hoàn thành kế hoạch. Tuy nhiên những DN này chỉ đếm trên đầu ngón tay và tập trung vào những doanh nghiệp lớn.

Bảo Minh (BMI) là một trong số đó nhưng mục tiêu đưa ra hồi đầu năm 2011 cũng khá thấp chỉ 5% so với năm 2010. Chính đại diện doanh nghiệp này cũng thừa nhận, chỉ tiêu doanh thu đưa ra cho năm 2011 ở mức 5% là khá khiêm tốn và thấp hơn so với thị trường.

Ông Phạm Quang Tùng- Chủ tịch HĐQT BIC cho biết, sau 10 tháng, DN đã hoàn thành 80% kế hoạch, tổng lợi nhuận trước thuế tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2010, tỷ lệ nợ phí giảm và tỷ lệ tái tục tăng cao so với cùng kỳ năm 2010, chi phí hoạt động cũng giảm đáng kể... Tuy nhiên, những tháng cuối năm sẽ cần nhiều nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

DN bảo hiểm chịu sức ép với doanh số cuối năm.

Các doanh nghiệp khác như PTI, AAA, Pijico, Viễn Đông... cũng đang dồn sức cho tháng còn lại của năm. Đại diện PTI chia sẻ, dù khó khăn nhưng hy vọng PTI sẽ đạt được chỉ tiêu đề ra hồi đầu năm. Trong khi đó, đại diện Caythay một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mới vào thị trường thì thừa nhận, có cố gắng hết sức cũng khó có thể hoàn thành kế hoạch đã đề ra hồi đầu năm 2011.

Do khó khăn kinh doanh, trên thi trường đã những công ty bảo hiểm thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Điều này đã làm gia tăng chi phí khai thác dịch vụ, giảm giá các sản phẩm bảo hiểm xuống quá mức cho phép, đặc biệt là đối với các sản phẩm bảo hiểm có doanh thu lớn như bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt vẫn.

Thậm chí đã xuất hiện liên kết tạo độc quyền để kinh doanh như các DN liên kết ấn định phí Bảo hiểm ở Nha Trang. Thậm chí, ở Nam Định, DN bảo hiểm Dầu khí đã  thông chỉ đạo hành chính của Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định gửi cho các Phòng giáo dục đào tạo các huyện, thành phố và các trường PTTH các trung tâm trực thuộc sở Giáo dục đào tạo. Công văn có đoạn để "ép" bán bảo hiểm cho các học sinh, cán bộ giáo viên và bảo hiểm các công trình xây dựng trong ngành GD-ĐT....".

Khi công văn này được đưa ra hầu hết các công ty bảo hiểm khác đóng trên địa bàn này đều không thể tiếp cận được khách hàng là các trường học. Vụ việc đã bị Hiệp hội bảo hiểm tuýt còi vì cạnh tranh không lành mạnh.

2012: không dám mơ cao

Với thực tế 2011 và viễn cảnh 2012 còn nhiều khó khăn của nền kinh tế, các DN bảo hiểm cũng không dám mớ xa, tăng cao doanh số. Đại diện Bảo Minh cho biết, 20/12/2011 là thời hạn cuối phải trình Ban lãnh đạo kế hoạch kinh doanh và chỉ tiêu lợi nhuận năm 2012. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa "gút" được con số cuối. DN đang muốn cân nhắc khả năng hoàn thành kế hoạch của năm 2011 mới định kế hoạch cho 2012..

Trong khi đó, một DN Top 6 trên thị trường chia sẻ, các giải pháp thắt lưng buộc bụng đang phát huy tác dụng sẽ giúp công ty có thể dễ dàng hơn trong việc hoàn thành chỉ tiêu năm 2011. Tuy nhiên, vì chỉ tiêu lợi nhuận năm  2011 đã được đưa ra khá cao nên dự kiến năm 2012 chỉ tăng trưởng chỉ đưa ra là khoảng 5 - 10% so với năm 2011. So với tốc độ chung của thị trường những năm gần đây thì không thể xem là cao.

Theo các DN, năm 2012 các biện pháp của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn sẽ tiếp tục được ưu tiên, các chuyên gia dự báo nền kinh tế tuy vẫn khó khăn. Chính vì thế các công ty bảo hiểm vẫn đang hết sức cân nhắc các kịch bản kinh doanh tương ứng với các kịch bản kinh tế vĩ mô và sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất hướng gia tăng hiệu quả hoạt động hơn là doanh số.

Theo ông Tùng, "DN sẽ vẫn phải tiếp tục áp dụng các giải pháp quản lý rủi ro, tiết giảm chi phí hoạt động; tiến hành rà soát, đối chiếu công nợ để giảm tối đa tỷ lệ nợ phí bảo hiểm... để tăng cường hiệu quả hoạt động", ông Tùng nhận định.

"Các DN bảo hiểm sẽ tiếp tục ưu tiên: tái cơ cấu, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối... các áp lực cạnh tranh phi kỹ thuật sẽ giảm, thay vào đó sẽ là các nỗ lực liên kết, hợp tác để khai thác và phục vụ khách hàng tốt hơn. Đặc biệt, tôi cho rằng thị trường sẽ sớm chứng kiến sự bùng nổ của các sản phẩm bảo hiểm bán lẻ, đây là mảnh đất màu mỡ mà nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đang bắt đầu khai thác mạnh từ năm 2011", ông Tùng chia sẻ.

Đại diện Bảo Minh cũng khẳng định, giai đoạn này công ty đang tập trung vào vấn đề chất lượng tăng trưởng hơn là chạy theo doanh số.

Nguyễn Ngọc

Diễn đàn kinh tế VN

Các tin tức khác

>   Bảo hiểm tiền gửi: Ngộ nhận nhà nước “bảo kê” (12/11/2011)

>   Hai lý do nên bảo hiểm tiền gửi ngoại tệ (11/11/2011)

>   “Miếng bánh” thị trường bảo hiểm Việt Nam còn đủ lớn (11/11/2011)

>   Nên bảo hiểm tiền gửi với vàng, USD? (11/11/2011)

>   Bảo hiểm tiền gửi và tiêu chí số đông (09/11/2011)

>   DN bảo hiểm và nỗi lo quý cuối năm (07/11/2011)

>   Bảo hiểm tiền gửi nên độc lập với NHNN (04/11/2011)

>   Bảo hiểm tiền gửi: nhận 50 triệu đồng thì chỉ là “an ủi”! (03/11/2011)

>   Chỉ cá nhân gửi tiền mới được bảo hiểm? (02/11/2011)

>   Bảo hiểm “bắt tay” làm giá: Thị phần nhỏ, khó xử lý (01/11/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật