Thứ Tư, 06/07/2011 08:20

Chu kỳ tăng điểm dài hạn bắt đầu?

TTCK bước vào tháng 7 với nhiều yếu tố hỗ trợ để có thể tạo nên một chu kỳ tăng giá dài hạn.

Thứ nhất, Thông tư 74 cho phép nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản, được mua bán cùng phiên, cho phép giao dịch ký quỹ (margin) sắp có hiệu lực.

Thứ hai, Chính phủ vừa đồng ý trình Quốc hội thông qua phương án miễn thuế thu nhập cá nhân, trong đó có cả thuế từ đầu tư chứng khoán.

Thứ ba, thời hạn giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất xuống 22% vào ngày 30/6 đã trôi qua và áp lực tâm lý được rũ bỏ mà không có một cuộc bán tháo nào xảy ra.

Thứ tư, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có dấu hiệu giảm dần kể từ tháng 4/2011. Việc CPI giảm kéo theo lãi suất huy động cũng như cho vay sẽ hạ nhiệt, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất trái phiếu chính phủ cũng giảm mạnh.

Thứ năm, NHNN vừa hạ lãi suất trên thị trường mở (OMO) từ 15% xuống 14%/năm. Điều này báo hiệu khả năng thanh khoản của các ngân hàng đã tốt lên. Bên cạnh đó, việc NHNN tăng mua ngoại tệ cũng tạo niềm tin cho nhà đầu tư vào sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, giảm áp lực tăng tỷ giá vào dịp cuối năm.

Thứ sáu, tháng 6 vừa qua, nhập siêu giảm mạnh nên áp lực lên tỷ giá cũng được giải tỏa. Bên cạnh đó, giá xăng dầu được dự báo sắp giảm, nếu giá dầu thế giới tiếp tục giữ ở mức thấp khoảng 90 USD/thùng.

Tôi cho rằng, VN-Index đã thiết lập đáy dài hạn vào phiên giao dịch ngày 26/5 là 371 điểm và hiện chỉ số này dao động quanh mức 431 điểm, tức đã tăng hơn 15%. Còn sàn HNX, nếu so với mức đáy thiết lập ngày 26/5 là 65 điểm thì HNX-Index đã tăng hơn 10% và hiện tại xoay quanh mốc 74 điểm.

Ngoài ra, nếu tỷ giá tiếp tục được giữ ổn định trong thời gian tới thì khả năng sẽ thu hút nhà đầu tư ngoại đổ tiền mạnh hơn vào thị trường. Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể cho lực cầu của thị trường trong tháng 7 cũng như các tháng cuối năm.

Với các yếu tố vĩ mô sáng sủa như hiện nay, cùng các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ, tôi tin rằng, một chu kỳ tăng điểm mang tính bền vững của thị trường đã bắt đầu. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý tới một số yêu tố.

Thứ nhất, động thái hạ lãi suất OMO có báo hiệu khả năng thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện hay không thì cần phải quan sát thêm động thái hút ròng hay bơm ròng trên thị trường OMO vào cuối tuần này.

Ngoài ra, với lãi vay quá cao trong các tháng vừa qua thì kết quả kinh doanh quý II của các DN niêm yết được dự báo sẽ kém khả quan. Do đó, khả năng sẽ có sự phân hóa cổ phiếu rất lớn khi kết quả kinh doanh quý II được công bố trong tháng 7.

Vì vậy theo tôi, trong thời điểm hiện tại, nhà đầu tư nên quan tâm đến các DN có tỷ lệ vốn vay thấp, hoạt động kinh doanh mặt hàng thiết yếu; các DN phát hành cổ phiếu tăng vốn thành công trong khoảng thời gian từ cuối năm 2010 đến tháng 5 vừa qua (vì sẽ có lượng tiền mặt lớn); các DN chuẩn bị bước vào mùa vụ làm ăn tốt…

Phú Gia (lao.trandang@gmail.com)

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   06/07: Bản tin 20 giờ qua (06/07/2011)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ lên 32,77 điểm (05/07/2011)

>   Chứng khoán quá hào hứng với triển vọng nới lỏng tiền tệ? (05/07/2011)

>   Ngày 05/07: Cổ phiếu bứt phá, nhưng khối ngoại tiếp tục bán ròng (05/07/2011)

>   Báo cáo và chuyên gia ngoại: Sự kỳ vọng quá mức (05/07/2011)

>   Thoái vốn của DNNN và trách nhiệm với thị trường (05/07/2011)

>   Cổ phiếu mía đường “hấp dẫn” để đầu tư (05/07/2011)

>   TTCK: Ám ảnh thanh khoản (04/07/2011)

>   05/07: Bản tin 20 giờ qua (05/07/2011)

>   Thị trường ngày 05/07 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (04/07/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật