Thứ Hai, 06/06/2011 10:25

Vận hành thị trường điện cạnh tranh: Chỉ mình EVN được lợi?

Theo công bố của Bộ Công Thương, bắt đầu từ 1/7/2011, thị trường điện cạnh tranh sẽ được vận hành thí điểm. Giai đoạn chính thức thực hiện từ năm 2012 đến hết 2014. Trong giai đoạn thí điểm, ngành điện dành hai tháng đầu tiên để thí điểm thị trường ảo. Khi đó, giá điện vận hành theo cơ chế thị trường dưới dạng sổ sách giấy tờ. 4 - 5 tháng tiếp theo thực hiện việc thí điểm toàn phần. Nghĩa là giá bán điện bắt đầu vận hành theo cơ chế thị trường, có lên, có xuống, tùy theo chi phí đầu vào.

Theo Cục điều tiết điện lực Bộ Công Thương, hiện nay cơ chế bán điện đang bộc lộ nhiều tồn tại như giá bán không phản ánh kịp thời chi phí. Giá bán lẻ bình quân cũng thấp hơn thực tế tới 5,9 cent cho mỗi kWh. Giá thấp và phải bù lỗ nên không thu hút được các nhà đầu tư trong lĩnh vực phát điện, việc thu hồi chi ở các khâu truyền tải và phân phối cũng gặp khó khăn...

Do vậy, khi giá điện vận hành theo cơ chế thị trường, 4 khâu cơ bản như phát điện, truyền tải, dịch vụ phụ trợ và phân phối bán lẻ sẽ được tách ra độc lập. Giá điện theo đó được điều chỉnh dựa theo biến động của các thông số đầu vào như tỉ giá, giá nhiên liệu và cơ cấu sản lượng điện phát. Cách tính giá vẫn theo bậc thang, 50 kWh đầu tiên được hỗ trợ, tương đương với khoảng 30.000 đồng mỗi tháng, áp dụng cho các hộ nghèo. Và cũng giống như mặt hàng xăng dầu, quỹ bình ổn giá điện cũng hình thành cho phép ngành điện được sử dụng để điều tiết giá bán...

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, với cách triển khai thị trường mà cơ quan quản lý đưa ra, chỉ mình Tập đoàn điện lực VN (EVN) được lợi. Quy trình mua bán điện không có gì mới, vì các nhà máy điện công suất từ 30 MW vẫn phải chào giá bán qua đơn vị mua buôn duy nhất là Cty mua bán điện (EPTC) thuộc EVN và giao dịch trên thị trường điện giao ngay. Các nhà máy điện công suất dưới 30 MW, do không thuộc diện chào giá, vẫn bán điện cho các Tcty Điện lực thuộc EVN như trước đây. Còn các nhà máy điện đầu tư theo hình thức BOT (đầu tư-chuyển giao) sẽ không tham gia chào giá trực tiếp mà do Cty mua bán điện chào giá thay trên thị trường để thực hiện nghĩa vụ bao tiêu trong hợp đồng và tối ưu chi phí mua điện của hệ thống.

Trong sơ đồ của Cục điều tiết, EPTC có vai trò rất quan trọng nhưng đơn vị này hiện vẫn là thành viên của EVN. Trong nhiệm vụ, EPTC có chức năng ký kết hợp đồng và thanh toán nhưng dưới sự ủy quyền của EVN. Nhưng khi EVN chậm thanh toán hợp đồng DN không biết kêu ai. Ngoài ra, nhiều DN còn cho rằng, cơ chế mới cũng cần làm rõ tỷ lệ giá mua vào điện của các DN so với giá bán điện ra của EVN.

Bá Tú

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Hepza: Kim ngạch xuất khẩu 18 triệu USD/ha (06/06/2011)

>   Thị trường viễn thông: Phát triển đầy nghịch lý (06/06/2011)

>   Tại sao Việt Nam lại nhập siêu mạnh từ Trung Quốc? (06/06/2011)

>   Khan hiếm giống thủy sản (06/06/2011)

>   Vinashin và món nợ với các nhà thầu nhỏ (06/06/2011)

>   Đau đầu chuyện nhập siêu từ Trung Quốc (05/06/2011)

>   Căng thẳng tôm nguyên liệu (05/06/2011)

>   Cá tra Việt Nam chiếm 95% thị phần cá thịt trắng thế giới (05/06/2011)

>   Vẫn loạn phụ phí (05/06/2011)

>   Kỳ 1: Công nghiệp ô tô Đông Á và Việt Nam (05/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật