Thứ Bảy, 11/06/2011 07:14

Tàu Việt Nam lép vế trên sân nhà

Tàu nhiều, hàng ít đã khiến nhiều đội tàu trong nước rời vào cảnh "ăn không ngồi rồi". Trong khi đó, sự xuất hiện của những "ông lớn" tàu nước ngoài trong vận chuyển nội địa đang làm cho một số các chủ tàu trong nước có nguy cơ đứng bên bờ vực phá sản.

"Kêu trời" vì thiếu hàng vận chuyển

Theo ông Bùi Thiên Thu, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt N am, hiện cả nước có 1.880 tàu với tổng trọng tải đạt 8,3 triệu tấn, đứng thứ 4/10 nước ASEAN, thứ 28/169 quốc gia thành viên Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO).

Trong số tàu trên, hiện có khoảng gần 500 tàu chạy tuyến nước ngoài và hơn 1.000 tàu chạy khai thác tuyến trong nước. Tuy nhiên, đội tàu này mới chỉ đảm nhiệm vận chuyển một khối lượng hàng hóa bằng 7,6% khối lượng hàng hóa XNK và nội địa trên cả nước, tương đương khoảng 49,3 triệu tấn. Trong số này, vận chuyển quốc tế đã 43,2 triệu tấn, chiếm 87,7%; còn vận chuyển nội địa chỉ đạt khoảng hơn 6 triệu tấn.

Nghịch lý nằm ở chỗ, trong khi thị trường gần 90 triệu dân như Việt Nam có khối lượng hàng hóa cần vận tải không phải là nhỏ, vận chuyển bằng hàng hải lại có lợi thế giá rẻ hơn so với đường bộ nhưng chính các chủ tàu lại đang "kêu trời" vì không có hàng để vận chuyển.

Ông Lê Minh Khôi - Phó Tổng giám đốc Công ty Vận tải Biển Đông, cho biết: Dung tích đội tàu nội địa lớn hơn so với nhu cầu vận chuyển hàng hóa rất nhiều. Mỗi năm, chỉ vào tháng 11, tháng 12 thì cung hàng mới đủ để xếp đầy tàu. 10 tháng còn lại, các hãng tàu nội địa Việt Nam luôn đối mặt với tình trạng thiếu hàng.

Có nhiều đội tàu trong nước nằm chơi do không có hàng vận chuyển.

Cùng quan điểm trên, ông Đỗ Minh Châu - Phó Tổng Giám đốc Gemadept nói rằng, thời gian gần đâu có thời điểm đội tàu nội địa của công ty ông nằm chơi không. Điều này có vẻ vô lý, bởi, thực tế thị trường nội địa vẫn có "cửa" để các đội tàu nước ngoài vào khai thác.

Được biết, hiện có khoảng 36 tàu mang cờ nước ngoài tham gia vào các tuyến vận tải nội địa Việt Nam, với tổng trọng tải lên tới 602,415 nghìn tấn, trong đó có cả những tên tuổi trong ngành vận tải biển thế giới như: Maersk lines, NYK....

Luật Hàng hải Việt Nam có quy định, chỉ khi tàu biển Việt Nam không có đủ khả năng vận chuyển thì tàu biển nước ngoài mới được tham gia vận tải nội địa. Tuy nhiên,

Theo ông Bùi Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, hiện nay nhiều hãng tàu nước ngoài thường tham gia vận chuyển hàng nội địa, đặc biệt là chuyên chở bằng container thông qua nhiều hình thức như liên doanh, hợp tác mở tuyến trao đổi chỗ... Đó thực chất  là hình thức "lách luật" để cho tàu hoạt động khai thác vận chuyển tuyến nội địa.

"Bằng con đường liên doanh, họ (đội tàu nước ngoài) đã tìm được chìa khóa mở cánh cửa thâm nhập vào hoạt động vận chuyển nội địa, đe dọa đội tàu hùng hậu trong nước bằng tiềm lực tài chính hùng mạnh, giá thành thấp", một doanh nghiệp vận tải biển cho biết.

Ưu tiên cho tàu treo cờ Việt Nam

Vốn đã làm ăn khó khăn, sự có mặt của các ông lớn nước ngoài càng làm các chủ tàu trong nước đứng ngồi không yên. Đại diện của Công ty CP Đại lý và liên hiệp Gemadept (GMD), cho hay, vận tải nội địa hiện đang vô cùng khó khăn vì không có hàng để vận chuyển, các doanh nghiệp không dám đưa tàu vào chạy nội địa vì chi phí cao, doanh thu thấp và không thể cạnh tranh được với hãng tàu lớn của nước ngoài như NKI, CMA hiện nay đang được cấp phép hoạt động nội địa tại Việt Nam.

Đội tàu nước ngoài với vốn lớn, hiện đại vừa kết hợp vận tải nội địa vối vận tải quốc tế nên giá nước thường thấp hơn nên đội tàu Việt Nam không thể cạnh tranh.

"Chỉ cần mở cửa cho các công ty nước ngoài vào vận tải nội địa khoảng 15 ngày, các hãng tàu Việt Nam sẽ khó còn cơ hội tồn tại" - đại diện Gemadept (GMD) khẳng định.

Lường trước khả năng đến 2012 vẫn phải vật lộn với các khoản lỗ, nên hiện các chủ tàu nội đang kêu gọi cơ quan chức năng nỗ lực hơn nữa trong việc "bảo vệ quyền vận tải nội địa theo pháp luật hàng hải".

Trước thực tế này, ông Nguyễn Xuân Quý, Tổng Thư ký, Hiệp Hội chủ tàu Việt Nam đã Kiến nghị lên Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam cần ưu tiên tuyệt đối hàng vận chuyển nội địa cho đội tàu treo cờ Việt Nam của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp đội tàu treo cờ Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển nội địa thì ưu tiên tiếp theo là đội tàu của doanh nghiệp Việt Nam treo cờ nước ngoài.

Ông Quý cũng nói rõ, tàu treo cờ nước ngoài do doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp quản lý, khai thác hoặc cho doanh nghiệp Việt Nam thuê dưới mọi hình thức chỉ được cấp phép vận tải nội địa khi doanh nghiệp Việt chưa có loại tàu phù hợp để vận chuyển hàng hóa đó hoặc không thể đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa.

"Trước khi cấp phép cần được đối chất trực tiếp giữa đại diện Hiệp hội chủ hàng với đại diện Hiệp hội chủ tàu với sự chứng kiến của cơ quan chức năng nhằm tránh "thổi phồng" nhu cầu vận tải nội địa để vụ lợi riêng cho một doanh nghiệp, trong khi gây hại cho nhiều doanh nghiệp khác", ông Quý nói rõ.

Mới đây, ông Trần Thanh Minh, Cục phó Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã kiến nghị lên Bộ GTVT: Cần phải xem xét thận trọng việc tàu biển nước ngoài được tham gia vận chuyển hàng hóa trên tuyến nội địa giữa các cảng biển Việt Nam nhằm bảo vệ quyền ưu tiên vận tải nội địa đối với đội tàu Việt Nam.

Ông Minh cũng kiến nghị Bộ GTVT, sẽ không giải quyết việc tàu biển nước ngoài tham gia vận chuyển các loại hàng tổng hợp, hàng rời, container và các loại hàng hóa khác mà đội tàu biển Việt Nam có thể đáp ứng được. Đồng thời ban hành văn bản quy định về điều kiện và thủ tục quyết định việc tàu biển nước ngoài than gia vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý trên tuyến nội địa  giữa các cảng biển Việt Nam.

Vũ Điệp

DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM

Các tin tức khác

>   Các bộ ngành tiết kiệm chi tiêu thường xuyên 4.000 tỷ đồng (10/06/2011)

>   Nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì “Vinashin con” (10/06/2011)

>   ‘Lơ mơ’ với hội nhập (10/06/2011)

>   Tăng quy mô Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (10/06/2011)

>   Cập nhật thông tin tốc độ với LiveInfo của MobiFone (10/06/2011)

>   Không cần đổi loại hình doanh nghiệp thẩm định giá (10/06/2011)

>   Thị trường điện cạnh tranh: khó! (10/06/2011)

>   Sản phẩm hỗ trợ của ngân hàng: Giải pháp cho DN xuất khẩu (10/06/2011)

>   Giám sát tài chính DNNN: Công cụ “thiết quân luật” (10/06/2011)

>   Cá tra lại ế (10/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật