Thứ Sáu, 10/06/2011 12:02

Thị trường điện cạnh tranh: khó!

Dự kiến thị trường phát điện cạnh tranh sẽ vận hành thí điểm vào ngày 1-7 tới, tuy nhiên theo các chuyên gia trong ngành năng lượng, một trong những điều kiện để tạo ra tính cạnh tranh thực sự của thị trường điện là khả năng cung cấp phải lớn hơn tiêu thụ, tức nguồn cung điện phải luôn lớn hơn nhu cầu.

* Chưa xem xét tăng giá điện

Theo nhận định của ông Tạ Văn Hường, Nguyên Vụ trường Vụ Năng lượng thuộc Bộ Công thương, chừng nào nguồn cung điện lớn hơn cầu thì sự cạnh tranh mới thực sự khách quan, mà Việt Nam chưa đạt được điều kiện này.         

Hiện nay, chúng ta đang thiếu điện, giá có đắt rẻ thế nào cũng phải huy động cho đủ điện, cho nên khó hy vọng tạo ra sự cạnh tranh, ông Hường phân tích.         

Thủy điện hiện chiếm trên dưới 40% trong cơ cấu phát điện, trong đó những dự án thủy điện lớn đều do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) nắm giữ, còn các công ty tư nhân chỉ làm các dự án thủy điện vừa và nhỏ. Nếu vận hành thị trường điện cạnh tranh, các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ sẽ không thể cạnh tranh với các dự án điện lớn của EVN mà chỉ có thể cạnh tranh với các dự án điện chạy than, chạy dầu diesel, turbin khí. Còn các dự án điện chạy than, chạy dầu diesel, turbin khí sẽ rơi vào thế khó tìm đầu ra bởi chi phí giá thành cao.         

Điều này cho thấy, tính minh bạch của thị trường điện cạnh tranh sẽ khó đạt được vì thị phần của EVN trong hệ thống phát điện còn quá lớn.Cụ thể, hiện nay khâu phát điện EVN vẫn chiếm đa số gần 70%, khâu truyền tải thì EVN độc quyền, còn khâu phân phối thì EVN cũng gần như nắm thế độc quyền, chỉ trừ một số công ty nhỏ làm phân phối. Một thị trường điện cạnh tranh sòng phẳng sẽ khó thành hiện thực khi còn một doanh nghiệp nắm thị phần quyết định cả về sản xuất, truyền tải và phân phối điện.        

Cũng theo ông Hường, khi triển khai thị trường điện cạnh tranh sẽ có nhiều nhà đầu tư nhảy vào đầu tư các dự án điện, có thể giải quyết được vấn đề đủ nguồn cung điện, nhưng có thể phá vỡ toàn bộ các tiêu chí khác. Về giá điện chẳng hạn, nếu nâng giá bán điện lên, sẽ có điều kiện thu hút đầu tư vào các dự án điện, nhưng hệ thống quản lý giá điện bán cho người tiêu dùng sẽ bị phá vỡ. Hiện nay, chúng ta đang kiểm soát giá điện để đảm bảo tính cạnh tranh của các hàng hóa, sản phẩm công nghiệp của nước ta đối với các nước khác.           

Trước mắt, theo ông Hường, thị trường điện cạnh tranh chỉ có thể giúp gạn lọc dần hoạt động sản xuất công nghiệp bằng công nghệ thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng và kém hiệu quả. 

Theo Cục điều tiết điện lực, thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh vẫn bắt đầu triển khai từ ngày 1-7-2011.

Bộ Công Thương đang xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin liên quan cho việc tính toán vận hành. Thị trường điện sẽ phát triển theo 3 giai đoạn; trong đó, thị trường phát điện cạnh tranh nếu làm tốt sẽ thực hiện đến năm 2014; thị trường bán buôn cạnh tranh phát triển từ năm 2015-2022 và thị trường bán lẻ cạnh tranh từ sau 2022.

Văn Nam

tbktsg

Các tin tức khác

>   Sản phẩm hỗ trợ của ngân hàng: Giải pháp cho DN xuất khẩu (10/06/2011)

>   Giám sát tài chính DNNN: Công cụ “thiết quân luật” (10/06/2011)

>   Cá tra lại ế (10/06/2011)

>   VAMA: Sản lượng bán xe giảm mạnh trong tháng 5 (10/06/2011)

>   Chưa xem xét tăng giá điện (10/06/2011)

>   Đối mặt với làn sóng hàng ngoại nhập: Thép - giấy đều khó (10/06/2011)

>   PetroVietnam sẽ vận hành 5 nhà máy nhiệt điện than (09/06/2011)

>   Nhiên liệu sinh học: Ngắc ngoải “chờ sáng trăng” (09/06/2011)

>   Bộ Xây dựng "đôi co" với Bộ Giao thông (09/06/2011)

>   Khả thi phương án tái áp thuế xăng dầu và tăng trích quỹ (09/06/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật