02/06: Bản tin 20 giờ qua
(Vietstock) – NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thêm 1%, chính thức quy định việc bán ngoại tệ cho ngân hàng từ 01/07 là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng. Ở tầm vĩ mô, GDP 6 tháng năm 2011 có thể đạt 5.6%; nhập siêu 6 tháng có thể lên tới 7.5 tỷ USD.
|
NHNN tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ để chống bất ổn tỷ giá trong tương lai |
NGÂN HÀNG: Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ
* NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thêm 1% theo Quyết định số 1209/QĐ-NHNN. Xem thêm
* Chính thức quy định việc bán ngoại tệ cho ngân hàng từ 01/07: Ngày 31/05, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư số 13/2011/TT-NHNN chính thức quy định việc mua, bán ngoại tệ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Xem thêm
* Cung tiền, tín dụng tăng nhưng thanh khoản khó: Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tài liệu phục vụ cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, tổng phương tiện thanh toán (M2) đến ngày 20/5/2011 ước tăng 0.31% so với tháng trước và tăng 1.59% so với tháng 12/2010. Xem thêm
* Phần lớn kiều hối đã vào bất động sản: Phần lớn kiều hối chuyển về Việt Nam được dùng để mua bán nhà đất; một phần nhỏ hơn còn lại được gửi tiết kiệm, mua các sản phẩm sử dụng lâu dài. Xem thêm
* Thị trường hối đoái vẫn chưa thật ổn định!: Sau các biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là việc khống chế lãi suất tiết kiệm USD tối đa ở mức 3%/năm, thấp hơn rất nhiều so với lãi suất tiết kiệm VND, hiện đã lên tới 18-19%/năm, người dân và doanh nghiệp đã mạnh tay bán ngoại tệ cho ngân hàng. Nguồn cung dồi dào kéo tỷ giá giảm mạnh. Xem thêm
* Tiền ngân hàng bắt đầu chảy về kênh trái phiếu: Giải thích nguyên nhân dẫn đến thành công của đợt đấu thầu hơn 1,900 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, ông Trịnh Hoài Giang, Phó chủ tịch Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam cho biết, lãi suất liên ngân hàng thời gian gần đây giảm. Nhiều ngân hàng lớn có nguồn tiền từ trái phiếu đáo hạn thay vì cho các ngân hàng nhỏ vay đã đầu tư vào trái phiếu do e ngại rủi ro. Xem thêm
VĨ MÔ – ĐẦU TƯ: Tăng trưởng khả quan nhưng nhập siêu tiếp tục “nóng”
* GDP 6 tháng năm 2011 có thể đạt 5.6%: Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2011 đạt khoảng 5.6%. Như vậy, sau khi chỉ đạt mức tăng 5.43% trong quý 1 năm nay, GDP quý 2 có thể sẽ tăng gần 5.8%. Xem thêm
Vietstock Daily 02/06: Đà tăng trụ vững trước giải pháp mạnh tay của NHNN?
Chính sách vĩ mô được ban hành nhằm mục đích khắc phục những bất ổn hiện tại và cải thiện triển vọng tương lai. Tuy vậy, với chứng khoán, chúng tôi vẫn chưa thấy một chính sách tiền tệ nới lỏng trước mắt giúp cải thiện dòng tiền. Xem thêm |
* Nhập siêu 6 tháng có thể lên tới 7.5 tỷ USD: Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khả quan, nhưng nhập siêu có xu hướng gia tăng, dự kiến khoảng 7.5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay. Xem thêm
* Giá trị sản xuất công nghiệp có xu hướng chững lại: Theo Bộ Công thương, tháng 5 giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 74,000 tỷ đồng, tăng 14.2% so với cùng kỳ. Xem thêm
* Bất động sản 'xì hơi', chứ chưa vỡ bóng: Đói vốn do thắt chặt chính sách tiền tệ, thị trường trầm lắng, giá bất động sản (BĐS) giảm mạnh. Tuy vậy, theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường BĐS Việt Nam chỉ xì hơi, chứ chưa hội đủ điều kiện vỡ bóng. Xem thêm
* Thép lãi nhờ giá điện. Từ các số liệu thực tế cho thấy ngành thép đang lãi chủ yếu nhờ giá điện thấp hơn giá thị trường, bộ Tài chính đang trình xin ý kiến Thủ tướng việc sẽ áp dụng một số biện pháp về thuế để điều tiết vấn đề này. Xem thêm
* Nguy cơ bong bóng từ các doanh nghiệp nhà nước: Có thể xem tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như một quả bóng và nếu các công ty nhà nước chưa cải tổ được bộ máy quản lý thì nguy cơ vỡ quả bóng sẽ rất cao. Đặc biệt, nguy cơ này sẽ càng cao nếu ngân sách liên tục bơm tiền cho các công ty này. Xem thêm
THỊ TRƯỜNG: Tín hiệu tích cực trong tháng 6
* TTCK tháng 6 xuất hiện những tín hiệu tích cực: TTCK bước sang tháng 6 với một số tín hiệu tích cực phát đi từ kinh tế vĩ mô. Tín hiệu rõ ràng hơn sẽ phụ thuộc vào thanh khoản của thị trường. Xem thêm
* Không giải tỏa được bài toán giải chấp thì TTCK còn lình xình: Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK SJC cho rằng nguyên nhân chính khiến thị trường sụt giảm mạnh trong thời gian qua là áp lực giải chấp. Xem thêm
* Chứng khoán “bốc hơi” cả trăm ngàn tỷ đồng: Giá nhiều cổ phiếu đã ở mức thấp nhất từ trước đến nay khiến tài sản của các thành phần tham gia thị trường giảm sút nghiêm trọng. Thiệt hại nhất vẫn là nhà đầu tư vì họ đem tiền thật vào thị trường. Xem thêm
DOANH NGHIỆP
* IFC sẽ nắm 10% cổ phần ABBank và tham gia HĐQT: Tháng 12/2010, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) mua 600 tỷ đồng trái phiếu của ABBank và trong năm 2012, số trái phiếu này sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu, đồng thời IFC chính thức trở thành cổ đông của ABBank với việc sở hữu 10% vốn điều lệ. Dự kiến, IFC sẽ tham gia HĐQT của ABBank. Xem thêm
* PVT đặt kế hoạch lãi ròng 4 tỷ đồng, chỉ bằng 3% năm 2010. Xem thêm
* ITC: Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh đã khiến ITC chỉ lãi ròng 1.7 tỷ đồng trong quý 1, giảm gần 95% so cùng kỳ năm trước, bằng 1.7% kế hoạch năm. Xem thêm
* TNG: Vẫn đảm bảo quyền lợi cổ đông sau sự cố hỏa hoạn: Ông Nguyễn Văn Thời – chủ tịch HĐQT công ty đã nhấn mạnh sự cố hỏa hoạn tại nhà máy TNG Sông Công Khu B - Khu CN Sông Công, tỉnh Thái Nguyên không ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh doanh của công ty năm nay và vẫn đảm bảo cổ tức cho cổ đông. Xem thêm
CỔ PHẦN HÓA - GIAO DỊCH:
* Petrolimex chỉ đấu giá công khai 2.5% vốn điều lệ: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa và cơ cấu lại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Theo đó, hình thức cổ phần hóa là giữ nguyên phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ. Xem thêm
* VNPT trình Chính phủ phương án thoái vốn VinaPhone và MobiFone: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) vừa trình Chính phủ 3 phương án xử lý theo quy định một tổ chức không được sở hữu đồng thời quá 20% ở 2 mạng di động tại Nghị định 25 có hiệu lực từ 1/6. Xem thêm
* CapitaLand đầu tư hơn 121 tỷ đồng vào QCG. CapitaValue Homes Limited, đơn vị trực thuộc Tập đoàn CapitaLand, thông qua công ty con là CVH Sparkle Pte. Ltd vừa mua 65% cổ phần của Công ty TNHH Quốc Cường Sài Gòn (QCSG) - công ty con của CTCP Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG), với mức giá 121.2 tỷ đồng. Xem thêm
* CTS mua 3 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 01/07. Xem thêm
* MCG đã mua 3.27 triệu cổ phiếu quỹ. Xem thêm
* LIG đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu quỹ. Xem thêm
THẾ GIỚI:
* Ngày đen tối nhất trong gần một năm của Dow Jones và S&P 500: Chứng khoán Mỹ chấm dứt 4 phiên phục hồi vào ngày thứ Tư bằng đà sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2010. Trong đó, Dow Jones và S&P 500 trượt giảm mạnh nhất trong gần một năm. Đóng cửa, Dow Jones sụt 279.42 điểm (2.22%) xuống 12,290.37 điểm, chỉ số S&P 500 rơi 30.66 điểm (2.28%) xuống 1,314.54 điểm, chỉ số Nasdaq Composite trượt 66.11 điểm (2.33%) xuống 2,769.19 điểm.
* Moody's hạ 3 bậc tín nhiệm của Hy Lạp xuống Caa1: Moody’s hạ 3 bậc tín nhiệm của Hy Lạp từ B1 xuống Caa1, mức xếp hạng thấp thứ 3 của tổ chức này, với triển vọng tiêu cực. Xem thêm
* Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ xuống dưới 3%: Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 0.11%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3 năm nay, xuống mức thấp nhất trong 6 tháng là 2.96%. Xem thêm
* Australia - GDP quý 1 giảm mạnh nhất trong 20 năm: Kinh tế Australia giảm mạnh nhất trong 20 năm vào quý 1 vừa qua nhưng đà sụt giảm không quá tồi tệ như dự báo của các nhà kinh tế. Xem thêm
* Trung Quốc sẽ 'gánh nợ' giúp châu Âu: Các nhà đầu tư châu Á - bao gồm cả chính phủ Trung Quốc - được kỳ vọng là người mua chủ chốt cho gói trái phiếu cứu trợ Bồ Đào Nha trong phiên đấu giá đầu tháng này, theo các quan chức cấp cao của quỹ giải cứu khu vực đồng euro. Xem thêm
Bội Mẫn tổng hợp
|