Thứ Sáu, 13/05/2011 14:53

Thị trường trì trệ, giá cổ phiếu xuống thấp:

Nắm 7% cổ phần là có thể tham gia ban điều hành 

Theo quy chế điều lệ mẫu về quản trị DN do Bộ Tài chính ban hành, nhóm cổ đông sở hữu từ 5%/VĐL có quyền đề cử người tham gia HĐQT và ban kiểm soát. Do đó, việc tham gia vào HĐQT, Ban kiểm soát của các mã CP có mức vốn nhỏ ở thời điểm này khá dễ dàng.

Chỉ cần nắm 7% VĐL

Theo Hiệp hội các NĐT tài chính (VAFI), hiện đang có khá nhiều các CP thuộc nhóm các DN có VĐL khoảng 130 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu khoảng 270 tỉ đồng, EPS khoảng 35%, cổ tức tiền mặt hằng năm khoảng 20% và giá thị trường đang dao động gần mệnh giá. Với những loại hình DN như trên, cổ đông tổ chức nắm giữ cổ phần lâu dài (không muốn chuyển nhượng khi giá quá thấp) cũng không lớn. Cổ đông tổ chức và cá nhân thành viên HĐQT nắm giữ tỉ lệ từ 20% - 40%, tỉ lệ còn lại thuộc các NĐT cá nhân và phần lớn là các NĐT trên sàn. “Với những DN như này, chỉ cần sở hữu khoảng 7% VĐL là đương nhiên đủ tiêu chuẩn vào HĐQT, ban kiểm soát mà không cần sự ủng hộ từ HĐQT hay các NĐT khác. Với giá cả CK như hiện nay, chỉ cần bỏ ra 9 tỉ đồng, chịu khó mua gom hằng ngày là có thể đạt được tỉ lệ khoảng 7% VĐL” - VAFI nhận định.

Trong trường hợp hai NĐT hợp tác chặt chẽ với nhau thì mỗi người chỉ cần bỏ 4,5 tỉ đồng để chia nhau 1 ghế HĐQT, 1 ghế ban kiểm soát. Còn nếu mở rộng đối tượng hợp tác thì có thể 1 nhóm nhỏ các NĐT nắm giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần phủ quyết hoặc có thể tham gia làm thành viên HĐQT, ban kiểm soát ở nhiều DN.

Chọn CP nào?

Theo “mách nước” của VAFI, NĐT có tham vọng có thể lựa chọn các mã CP của DN có các tiêu chí sau: Thứ nhất, DN có VĐL dao động khoảng 100 - 150 tỉ đồng, có giá trị sổ sách lớn gấp 1,5- 2 lần VĐL. Thứ hai, DN có lịch sử kinh doanh thuộc loại trung bình và khá trong 7 năm hoạt động gần đây, có lợi nhuận sau thuế hàng năm dao động khoảng  20% - 30%, không vay nợ nhiều, tổng nợ vay NH thấp hơn hoặc dao động khoảng 50%/vốn chủ sở hữu.

Theo phân tích này thì đây là những đặc tính thể hiện trình độ quản trị kinh doanh ở mức trung bình hoặc khá trong hệ thống các Cty niêm yết. Bên cạnh đó, NĐT cũng phải chú ý đến giá trị các loại tài sản vô hình (ít thể hiện trên sổ sách) như quyền sử dụng đất, công trình kiến trúc... cũng như tình trạng kinh doanh không bị ảnh hưởng nhiều trong bối cảnh hiện nay hoặc có tiềm năng sinh lời lớn khi tình hình kinh tế vĩ mô thuận lợi.

Thực tế hiện nay, giá phần lớn CP đã giảm mạnh và hiện thấp hơn nhiều so với mệnh giá. Tuy nhiên, VAFI cho rằng, đối với một số trong nhỏ giá thấp này chưa chắc đã phải là CP do trình độ quản trị DN quá kém, công nợ nhiều so với vốn tự có, thậm chí còn giấu lỗ và có 1 số CP ở tình trạng giải thể phá sản. Do đó, NĐT cần phải thẩm định rất kỹ để nhận biết được CP có thực sự rẻ hay không. NĐT cũng cần nắm chắc danh sách những cổ đông lớn, nắm chắc các thành viên HĐQT sở hữu tỉ lệ bao nhiêu để biết được tỉ lệ CP tự do giao dịch ở mức nào, giá trị giao dịch hằng ngày ở mức độ nào...

Lưu Thủy

LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Quỹ đóng có thể được chuyển thành quỹ mở (12/05/2011)

>   Không miễn thuế chứng khoán năm 2011 (12/05/2011)

>   Sẽ có kiểm toán viên tại đại hội cổ đông công ty (10/05/2011)

>   Cổ đông nội bộ hết thời lướt sóng? (10/05/2011)

>   Tái cấu trúc thị trường chứng khoán: Chờ đến bao giờ? (10/05/2011)

>   Lối thoát cho thị trường chứng khoán (10/05/2011)

>   Cổ đông nội bộ có khả năng bị cấm mua, bán cổ phiếu cùng phiên (09/05/2011)

>   Đồng tình với miễn thuế kinh doanh chứng khoán (09/05/2011)

>   Nút thắt giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết: UBCK vừa gỡ, vừa chờ (06/05/2011)

>   Áp dụng lệnh MP: Cơ chế giao dịch sẽ có thay đổi lớn? (06/05/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật