Thứ Tư, 16/02/2011 10:56

Chứng khoán trước áp lực vĩ mô: Đã phản ánh hết vào giá?

Mặc dù tăng 3,82 điểm (0,74%) trong phiên giao dịch ngày 15.2 lên 517,87 điểm nhờ sự hỗ trợ từ một số blue-chip, nhưng phần lớn thời gian của phiên, VN-Index dao động mạnh với xu hướng giảm điểm.

Giao dịch của NĐT chỉ dè dặt ngay cả khi đầu phiên VN-Index giảm về quanh mức 510 điểm. Điều này cho thấy các tin xấu vĩ mô đang ngấm dần vào giá, nhưng tâm lý thị trường chưa được cải thiện đáng kể. Thanh khoản của thị trường tiếp tục giảm nhẹ.

Tỉ giá chưa qua…

Những ngày vừa qua, với quyết định điều chỉnh tỉ giá của NHNN, theo phân tích một số ngành được hưởng lợi từ chính sách trên là những ngành xuất khẩu (hàng hoá có tỉ lệ nội địa cao), có doanh thu bằng USD. Ví dụ như những ngành caosu, thủy sản, nông sản, dầu khí... Ngược lại, những ngành sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hoặc vay nợ bằng ngoại tệ nhiều sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp tới giá nguyên liệu đầu vào và thu hẹp lợi nhuận do phải trích lập dự phòng rủi ro từ việc tăng tỉ giá. Thông tin lợi nhuận của các DN, sau khi công bố kết quả sản xuất kinh doanh quý I năm nay chắc chắn sẽ được công bố. Còn trước mắt, việc tăng tỉ giá đang khiến giới đầu tư lo ngại sẽ tác động tiêu cực tới chỉ số CPI khi giá cả các mặt hàng tăng mạnh.

Với việc điều chỉnh tỉ giá, một vấn đề có thể nhìn thấy ngay là tài sản của NĐT nước ngoài đã giải ngân trước thời điểm điều chỉnh sẽ mất đi tương ứng tỉ lệ tăng tỉ giá. Nhưng ngược lại, thông tin tích cực là điều này sẽ có tác dụng kích thích các dòng vốn đang chờ giải ngân vào thị trường, do giá trị chuyển ra VND cao hơn và lo ngại về rủi ro tỉ giá trong ngắn hạn sẽ giảm đi. Do đó, việc điều chỉnh tỉ giá có thể khiến dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) đổ mạnh hơn vào TTCK VN thời gian tới. Tuy nhiên trước mắt, thị trường đang chứng kiến phiên thứ tư liên tiếp bán ròng của khối ngoại. Phiên giao dịch ngày 15.2, giá trị bán ròng là 18,07 tỉ đồng, trong đó tập trung nhiều ở các mã blue-chip.

...tăng giá điện đã tới

Một loạt các CP ngành điện tăng trần trong phiên giao dịch ngày 14.2 như VSH, TBC, KHP khi thông tin về các phương án tăng giá điện đang chờ được chính phủ phê duyệt thì trong phiên giao dịch ngày 15.2 lại đồng loạt giảm điểm. Chỉ có TBC của CTCP thủy điện Thác Bà là giữ được mức tham chiếu. Đây cũng là xu hướng chung của thị trường trong phiên giao dịch này khi các mã giảm điểm chiếm ưu thế: trung bình hơn hai mã giảm điểm mới có một mã tăng điểm. Phiên giao dịch ngày 15.2 đóng cửa với thanh khoản toàn thị trường giảm nhẹ so với phiên trước, xuống còn 34,37 triệu CP. Sức ép về chi phí sản xuất gia tăng tiếp tục ảnh hưởng xấu lên nền kinh tế và tâm lý NĐT khi đầu tháng 3 tới giá điện có thể điều chỉnh tăng mạnh.

Chiều ngày 15.2, Bộ Tài chính đã có cuộc họp bàn với các bên liên quan để chốt phương án tăng giá điện và trình Thủ tướng vào ngày 17.2. Với ba phương án đề xuất giá điện của Tập đoàn Điện lực VN và Bộ Công Thương, giới phân tích đang nghiêng về phương án tăng giá 18%. Trong khi đó, khả năng bình ổn giá xăng dầu có thể không duy trì được lâu dài nếu giá xăng dầu trên thị trường thế giới tiếp tục tăng. Theo đó, nếu không có phương án điều hành giá cả một cách hợp lý thì các mặt hàng sẽ tăng giá theo hiện tượng dây truyền và dẫn tới việc hình thành một mặt bằng giá mới rất khó kiểm soát. Khi đó, CPI có thể sẽ không chỉ dừng ở mức bị tác động là 0,4-0,6% (theo phương án tăng 18% của giá điện). Hiện vẫn chưa có dấu hiệu vĩ mô nào chưa được cải thiện đáng kể.

Thêm vào đó, NHNN cũng vừa công bố các chỉ số về tăng trưởng huy động và tăng trưởng tín dụng trong tháng 1.2011. Theo đó, các con số đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, tổng số dư tiền gửi tại các TCTD đến ngày 21.1 giảm 2,46% so với tháng trước (trong khi cùng kỳ 2010 tăng nhẹ 0,3%); trong đó, số dư tiền gửi VND giảm 4,12% và số dư tiền gửi ngoại tệ tăng 4,43%. Đầu tư cho nền kinh tế tính đến ngày 21.1 tăng 0,43% so với tháng trước; trong đó, đầu tư bằng VND giảm 0,09% và đầu tư bằng ngoại tệ tăng 2,37%. Theo CTCK Thăng Long (TSC), điều này phản ánh một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. “Trước mắt chúng tôi chưa nhìn thấy những sự thay đối theo chiều hướng tích cực hơn đối với các yếu tố vĩ mô. Chúng tôi vẫn giữ nguyên nhận định về các áp lực về chi phí, lạm phát, lãi suất là các yếu tố chính cản trở sự tăng điểm của thị trường” - các chuyên gia TSC nhận định.  

Lưu Thuỷ

lao động

Các tin tức khác

>   “Nghịch lý” khối ngoại bán ròng (16/02/2011)

>   Thị trường chứng khoán năm 2011: Vạn sự khởi đầu nan... (16/02/2011)

>   Thị trường chứng khoán chưa khởi sắc (16/02/2011)

>   Thị trường ngày 16/02 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (15/02/2011)

>   Ngày 15/02: Khối ngoại tiếp tục bán ròng 19.4 tỷ đồng (15/02/2011)

>   Không nên chủ quan với động thái bán ròng của khối ngoại (15/02/2011)

>   Sau tỷ giá, TTCK chờ giải pháp mạnh về lãi suất (15/02/2011)

>   Ngày 14/02: Khối ngoại bán ròng trên HoSE, mua ròng trên HNX (14/02/2011)

>   Thị trường ngày 15/02 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (14/02/2011)

>   TTCK Việt Nam cần thêm bao nhiêu chỉ số? (14/02/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật