Bài toán mới với thị trường chứng khoán 2011
Việc các quỹ ETF tăng quy mô quỹ và số lượng quỹ mới cho thấy các NĐT nước ngoài quan tâm đến TTCK Việt Nam. Vấn đề là các ETF chỉ tập trung giao dịch blue-chip, trong khi VN-Index lại bị tác động lớn bởi các cổ phiếu này. Đây là một thách thức cho nhà quản lý.
Dòng vốn từ ETF: bài toán mới với TTCK
Khoảng 3 tháng qua, dòng vốn từ các ETF đổ vào TTCK khá mạnh, tập trung vào một số ít cổ phiếu blue-chip. Các ETF đầu tư vào danh mục cổ phiếu đại diện cho toàn thị trường hoặc một phân khúc cụ thể trong thị trường. Bản chất của đầu tư theo chỉ số là dành cho NĐT có tính trung lập, mong muốn chấp nhập mức độ rủi ro trung bình và tương đương với diễn biến chung của TTCK. Danh mục cổ phiếu theo chỉ số cũng rất ổn định và thường được coi là đầu tư dài hạn. Do vậy, nếu Việt NamNam khoảng 25 - 40 cổ phiếu có giá trị thị trường lớn nhất. Các công ty quản lý các quỹ này thực hiện giao dịch các cổ phiếu trong danh mục thông qua các tài khoản nhà đăng ký là NĐT nước ngoài. hình thành được các quỹ đầu tư này hoặc như nước ngoài tham gia vào thì đây là dấu hiệu tích cực. Danh mục cổ phiếu mà các ETF đầu tư tại Việt
Việc các quỹ ETF tăng quy mô quỹ và số lượng quỹ mới trong thời gian gần đây là điều tích cực, vì nó cho thấy các NĐT nước ngoài quan tâm nhiều đến TTCK Việt Nam. Việc họ quá tập trung vào các cổ phiếu blue-chip là bình thường và về lâu dài có tác động tích cực đến toàn thị trường. Tuy nhiên, do áp lực giá trị tài sản ròng (NAV) và khả năng vào - ra quỹ cao nên việc mua bán cổ phiếu ít nhiều mang tính ngắn hạn và đôi khi có các vấn đề xử lý kỹ thuật để làm tăng hoặc giữ ổn định giá trị quỹ. Điều này có thể dẫn đến dòng vốn từ các quỹ này cũng như sự biến động đến VN-Index do các quỹ tạo ra sẽ tăng cao. Đây là một thách thức cho nhà quản lý.
Vấn đề nhiều người quan tâm là các ETF chỉ tập trung giao dịch blue-chip, trong khi VN-Index lại bị tác động lớn bởi các cổ phiếu này. Do đó, VN-Index đi ngang, nhưng chủ yếu là nhờ vào các bule-chip đó. Còn các cổ phiếu có vốn hóa trung bình và nhỏ có sự biến động giá khác nhiều so với VN-Index. Chúng tôi cho rằng, khi đã mở cuộc chơi cho NĐT nước ngoài thì phải chấp nhận sự tham gia của các ETF hay các quỹ cơ hội (Hegde funds). Còn việc VN-Index không phản ánh được toàn bộ thị trường, đặc biệt là các cổ phiếu trung bình và nhỏ là vấn đề mang tính cấu trúc xây dựng Index. Việc này có thể được cải thiện bằng cách điều chỉnh Index, chỉ tính số lượng cổ phiếu có thể giao dịch (free-float) hoặc xây dựng thêm các chỉ số phụ cho VN-Index như Blue-chip Index, Small-mid Cap Index…, tương tự như nhiều nước khác, ví dụ Thái Lan có chỉ số SET 50, SET 100.
Cơ quan quản lý cũng nên sớm nghiên cứu và triển khai sản phẩm Index. Khi đó, các NĐT sẽ có cơ hội mua Index tại TTCK Việt Nam và như vậy, sự minh bạch thông tin và quản lý sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Hội nhập theo cam kết tại WTO: TTCK sẽ minh bạch hơn
Từ năm 2012, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo cam kết WTO. Việc TTCK mở cửa theo cam kết WTO là một sự thay đổi mang tính cơ cấu quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ đầu tư tài chính. Sự cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt trên các phương diện vốn, hệ thống mạng lưới và đặc biệt là nguồn nhân lực. Hiện nay, nhiều CTCK vẫn đang hoạt động với quy mô vốn rất nhỏ, trong khi lại thiếu đầu tư vào hệ thống phân phối, đặc biệt là nguồn nhân lực. TTCK sẽ đi vào gia đoạn tái cơ cấu, loại bỏ các công ty yếu kém và không có năng lực cạnh tranh phát triển. Các DN sẽ tập trung vào ngành sản xuất - kinh doanh chính. Các cơ quan quản lý cũng sẽ từng bước tự do hóa thị trường và đưa ra những sản phẩm mới, các tập quán và quy định phù hợp với thông lệ quốc tế. NĐT nước ngoài sẽ được phép có tỷ lệ sở hữu lớn hơn trong một DN.
Đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt trong thời gian sắp tới, các CTCK sẽ phải xác định lại chiến lược kinh doanh của mình, nhất là vấn đề thị trường - khách hàng mục tiêu, sản phẩm và dịch vụ mũi nhọn. Bên cạnh đó, việc tăng nhanh vốn và đào tạo nguồn nhân lực cùng với việc xây dựng mạng lưới phân phối được xem là yêu cầu cấp bách. Nếu chậm trễ thì xem như không còn cơ hội tồn tại trong vòng 2 - 3 năm tới.
Chúng tôi cho rằng, việc thực thi cam kết WTO - mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán đầu tư sẽ giúp cho TTCK trở nên hấp dẫn hơn đối với NĐT, đặc biệt là NĐT nước ngoài thông qua việc các CTCK phải cạnh tranh để cải thiện loại hình và chất lượng dịch vụ, TTCK sẽ trở nên minh bạch hơn.
Cơ hội trong dài hạn
Việc Nhà nước điều chỉnh các khung quản lý sát với tình hình của thị trường (như điều chỉnh tỷ giá, tăng giá xăng, điện…) là một bước đi quan trọng để thừa nhận và nhận thức thực tế năng động và phức tạp của nền kinh tế, trước khi đưa ra các chính sách có tính dẫn dắt và ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế. Về dài hạn, chúng tôi vẫn lạc quan về môi trường vĩ mô của kinh tế Việt Nam.
Về kênh đầu tư, theo lý thuyết thì trong một nền kinh tế có lạm phát cao và sự mất giá liên tục của đồng nội tệ, hoạt động đầu cơ (cũng thể gọi là đầu tư ngắn hạn) sẽ lấn át hoạt động đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, điều này không đơn giản áp dụng cho Việt Nam, khi mà chúng ta đang có các ngành kinh tế có những lợi thế quan trọng (ví dụ như chế biến nông thủy sản, cây công nghiệp, chế biến thực phẩm, khai khoáng…) và nền kinh tế, dân số, xã hội đang có những thay đổi lớn về cơ cấu. Điều này sẽ mang đến nhiều cơ hội đầu tư dài hạn cho các NĐT trong và ngoài nước.
Lê Minh Tâm Tổng giám đốc CTCK KimEng
Đầu tư chứng khoán
|