Thứ Hai, 21/02/2011 09:33

Giá điện tăng, nhà đầu tư chứng khoán nên làm gì?

(Vietstock) – Trước quyết định của Thủ tướng về việc tăng giá bán điện bình quân năm 2011 lên 15.28% từ ngày 01/03, các doanh nghiệp trong nước sẽ chịu tác động không nhỏ. Đặc biệt, thị trường chứng khoán (TTCK), nơi được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế sẽ là nơi ảnh hưởng đầu tiên từ thông tin này.

Vietstock đã trao đổi với một số chuyên gia trong lĩnh vực tài chính để tìm hiểu về những tác động của việc tăng giá điện đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như TTCK trong thời gian tới.

Lo ngại hiện tượng “té nước theo mưa”, không nên đầu tư trong giai đoạn này

Thạc sĩ Lê Đạt Chí – Trưởng bộ môn Đầu tư Tài chính trường Đại học Kinh tế TPHCM

Thạc sĩ Lê Đạt Chí cho rằng, việc tăng giá điện đẩy chi phí của doanh nghiệp lên cao là điều không tránh khỏi nhưng kỳ vọng tác động như thế nào đối với nền kinh tế mới là vấn đề. Bên cạnh đó, giá xăng cũng rục rịch tăng giá sẽ càng làm cho tâm lý doanh nghiệp, người dân lo sợ lạm phát.

Do đó, vấn đề hiện nay là Nhà nước phải có biện pháp kiểm soát, bình ổn để giảm bớt áp lực lên nguy cơ lạm phát.

Nói về những tác động của việc tăng giá điện đến TTCK, ông cho rằng, thời gian này không nên có ý định đầu tư. Đối với nhà đầu tư lớn, các quỹ thì đây là giai đoạn tích lũy cổ phiếu, còn với nhà đầu tư nhỏ lẻ thì nên chờ đợi.

TTCK Việt Nam vẫn là thị trường mới nổi và đầu tư theo xu hướng. Do đó, khi chính sách vĩ mô bị tác động thì ngành nào cũng chịu ảnh hưởng. Vấn đề ở đây là dòng tiền vào thị trường bị tác động nên khó bật lên được.

Đề cập đến việc cổ phiếu ngành điện đã có một số phiên tăng mạnh, ông Chí cho biết, các doanh nghiệp trong ngành năm qua không có kết quả nổi bật, việc cổ phiếu tăng mạnh khi có thông tin tăng giá điện chủ yếu là do tâm lý. Bởi khi giá điện tăng thì giá bán điện của các doanh nghiệp này cũng không cao hơn được.

Xem xét đầu tư vào các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt, giá thấp

Ông Ngô Thanh Phát – Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán Quốc tế (VIS)

Theo ông Nguyễn Thanh Phát, việc điều chỉnh tăng giá điện trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vận hành sản xuất bởi chi phí đầu vào tăng ảnh hưởng trực tiếp vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chịu ảnh hưởng đầu tiên là các doanh nghiệp sản xuất như gia công thép, sản xuất xi măng,… bởi sự vận hành theo máy móc công nghệ cần rất nhiều điện năng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cũng chịu tách động, nhưng có thể sẽ được bù đắp lại từ việc hưởng lợi từ điều chỉnh tỷ giá.

Đồng quan điểm với ông Chí, ông Phát cũng cho rằng các doanh nghiệp sản xuất điện như thủy điện hay nhiệt điên sẽ không được hưởng lợi nhiều từ quyết định này. Bởi giá bán của các doanh nghiệp này với điện lực Việt Nam sẽ theo cơ chế giá điện đã được ký kết.

Tuần qua, sau khi có thông tin tăng giá điện, nhà đầu tư có nhiều kỳ vọng với ngành này. Từ đó dẫn đến một số mã cổ phiếu như BTP, KHP, SEC, TBC, HJS, NLC,… tăng mạnh. Nhưng với những ảnh hưởng không tích cực từ các yếu tố vĩ mô, dòng tiền vào thị trường vẫn yếu và đà tăng điểm này đã không được duy trì.

Mặt khác, ông Phát cho biết thêm, đối với nhóm cổ phiếu ngành điện, thường nhóm nhà đầu tư cá nhân ngắn hạn ít nắm giữ, chủ yếu là nhà đầu tư nước ngoài nắm dài hạn. Do đó, cục diện thị trường của các mã ngành này sẽ khó thay đổi và xu hướng mua vào vẫn là chủ yếu.

Theo ông Phát, hiện nay nhiều cổ phiếu trên thị trường có giá khá thấp, kết quả kinh doanh tốt, đây sẽ là những yếu tố thu hút và thõa mãn tiêu chí nhà đầu tư..Tuy nhiên, thông tin vĩ mô vẫn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán khiến dòng tiền bị hạn chế.

Ngành thép ít chịu tác động khi tăng giá điện

Bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh – Trưởng nhóm ngành Thép của Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) cho  rằng, việc tăng giá điện có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ngành thép nhưng không đáng kể vì tỷ lệ chi phí điện trong giá thành của sản phẩm thép là không cao.

Bà cho biết, sản xuất 1 tấn thép thì cần khoảng 500kw điện (1,200 đồng/kwh). Như vậy một tấn thép với giá thành 15 triệu đồng thì chi phí điện chỉ chiếm từ 4-5%. Nếu như phương án tăng giá điện được thông qua từ 18-20% thì chỉ tăng trong giá thành của thép khoảng 1%, con số này không nhiều.

Tuy nhiên, theo bà Quỳnh, một vấn đề lo ngại của doanh nghiệp thép là việc cúp điện thường xuyên, hay không ổn định sẽ ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành, nghiêm trọng hơn là việc tăng giá điện.

Xuân Anh

Các tin tức khác

>   TTCK Việt Nam: Cơ hội cho những người kiên nhẫn (21/02/2011)

>   Thị trường tuần 21-25/02 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (20/02/2011)

>   Hạn chế công ty chứng khoán “làm liều” (20/02/2011)

>   Thị trường chứng khoán 2011 sẽ bật trở lại? (20/02/2011)

>   Sự kiện doanh nghiệp niêm yết tuần 21-24/02 và lịch ĐHĐCĐ thường niên 2011 (19/02/2011)

>   Tuần 14-18/02: Khối ngoại chùn bước (19/02/2011)

>   Phía sau sự trầm lắng của khối ngoại (19/02/2011)

>   TTCK đang chịu tác động tiêu cực không nhỏ từ lạm phát (19/02/2011)

>   Định lượng TTCK khi các hàng hóa khác tăng giá (19/02/2011)

>   Thắt chặt cung tiền, chứng khoán bất lợi trong ngắn hạn (18/02/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật